Vì sao phần lớn thuốc kháng sinh được bán trên thị trường không có đơn?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo tin tức mới cập nhật thì có đến 88% thuốc kháng sinh được bán không có đơn tại các thành phố còn nông thôn số này chiếm 91%. Thông tin này được đăng trên trang Y tế Việt Nam và nhận được sự quan tâm từ dư luận.

Vì sao phần lớn thuốc kháng sinh được bán trên thị trường không có đơn?

Vì sao phần lớn thuốc kháng sinh được bán trên thị trường không có đơn?

Kháng sinh là bước ngoặt trong lịch sử nhân loại

Tại Hội nghị sơ kết giai đoạn I thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thuốc kháng sinh ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 40, là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại.

Kháng sinh giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, bạch hầu, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết,… Tuy nhiên do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng  như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh. Lạm dụng kháng sinh trong y tế, nông nghiệp là một trong nhiều nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định thuốc kháng sinh là bước ngoặt lịch sử của nhân loại. Ảnh:PV.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định thuốc kháng sinh là bước ngoặt lịch sử của nhân loại. Ảnh:PV.

Phần lớn thuốc kháng sinh bán trên thị trường không cần đơn

Theo Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, Bộ Y tế, ở Việt Nam, phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4 % (thành thị) và 18,7% (nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ định điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt liên quan đến thuốc độc, gây nghiện…).

Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chủng quốc tế, hàm lượng, cách dùng, liều dùng,… sẽ giúp giảm thiểu sự lầm lẫn, sai sót trong cấp phát sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân.

Trong số 342 báo cáo sử dụng kháng sinh theo tuyến bệnh viện (tính từ đầu năm đến 14/9), 198 báo cáo từ các bệnh viện huyện. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Trong số 342 báo cáo sử dụng kháng sinh theo tuyến bệnh viện (tính từ đầu năm đến 14/9), 198 báo cáo từ các bệnh viện huyện. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi không đọc được 26,2%.

Chất lượng thuốc chưa được kiểm soát chặt chẽ

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khó khăn thách thức trong quá trình hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đó là chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường chưa được kiểm soát chặt chẽ

Việc người dân sử dụng kháng sinh giá rẻ, không kiểm soát được chất lượng làm giảm hiệu quả điều trị, ngày điều trị kéo dài cũng làm tăng nguy cơ kháng thuốc

Bên cạnh đó, quy định xử phạt nhà thuốc về mua và bán kháng sinh không đơn còn nhiều khó khăn thách thức. Vì vậy, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh kiến nghị cần xây dựng lộ trình đến năm 2020 không còn tình trạng bán kháng sinh không đơn.

Thông tin nhận được sự quan tâm của các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn theo Báo Zing.vn – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới