6 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền giảm ho, bổ phế hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong y học cổ truyền, có những món ăn bài thuốc hỗ trợ giảm ho rất hiệu quả. Sau đây là một số món ăn bài thuốc Y học cổ truyền giảm ho, bổ phế dễ áp dụng cho mọi người.

6 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền giảm ho, bổ phế hiệu quả

6 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền giảm ho, bổ phế hiệu quả

Bác sĩ Y học cổ truyền Bùi Huỳnh, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dinh dưỡng liệu pháp là một trong những phương pháp có tác dụng hỗ trợ và nâng cao hiệu quả trị bệnh. Có những món ăn bài thuốc giúp bổ phế, trừ ho dễ thực hiện như sau.

Bài thuốc chữa ho đờm, khó thở, tức ngực

Thành phần gồm những nguyên liệu sau: Hạnh nhân 10g (chỉ khái, bình suyễn), phổi lợn 100g (bổ phổi, trị ho), gạo tẻ 50g.

Cách thực hiện như sau: Hạnh nhân cạo vỏ, cắt bỏ đầu nhọn, sau đó rửa sạch. Phổi lợn rửa sạch, luộc sơ sau đó rửa lại cho sạch. Cho tất cả nguyên liệu vào nấu chung với gạo thành cháo, nêm gia vị cho vừa ăn.

Chữa viêm khí quản, ho, hen suyễn, khó thở, hơi thở ngắn, cơ thể mệt mỏi

Thành phần món ăn bài thuốc bao gồm các nguyên liệu: đậu hũ 30g (ích phế, dưỡng vị, giảm ho), Bạch quả 6 quả (liễm phế, trừ ho, giảm tiết đờm), gạo tẻ 100g.

Cách thực hiện như sau: Bạch quả bạn đem bóc bỏ vỏ cứng, vỏ mỏng, rửa sạch. Đậu hũ rửa sạch, thái mỏng. Cho các nguyên liệu vào nấu chung với gạo thành cháo, rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Dùng món ăn bài thuốc Y học cổ truyền này liên tục trong vài ngày.

Trị ho khan sau ốm dậy, miệng khát, lưỡi rộp

Bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau: Ngọc trúc 15g (bổ âm, nhuận táo, sinh tân, giải khát), gạo lứt 100g. Thêm một lượng đường phèn vừa đủ.

Cách làm như sau: Ngọc trúc sắc bỏ bã lấy nước, sau đó cho gạo lứt vào nấu cháo. Khi cháo chín bạn cho đường phèn vào, đun thêm lên chút nữa. Món ăn này nên ăn lúc đói bụng.

Chữa ho, ngứa cổ, ho nhiều về đêm, sợ gió, buồn nôn

Thành phần bao gồm các nguyên liệu sau: Trứng gà 2 quả (có tác dụngbổ dưỡng cơ thể), gừng tươi 30g (có tác dụng phát tán phong hàn, ấm phổi, cầm ho).

Cách thực hiện: Gừng tươi bạn đem đi rửa sạch, cạo bỏ vỏ, sau đó thái mỏng, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. Trứng gà bạn đánh chung với nước gừng, cho thêm một chút muối (hoặc đường) thêm một chút nước rồi quậy đều, đem hỗn hợp này chưng cách thủy cho đến khi chín, ăn khi nguội.

Vị thuốc hạnh nhân

Chữa viêm phổi mãn tính, ho suyễn lâu ngày

Bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau: Hạnh nhân 30g (có tác dụng vượng khí, bổ phế, giảm ho, tiêu đờm), tang bạch bì 30g (có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, lợi tiểu), phổi lợn 1 cái (bổ phổi, trị ho, giảm suyễn),

Cách thực hiện như sau: Phổi heo làm sạch, cắt miếng. Các vị thuốc y học cổ truyền đem rửa sạch cho tất cả vào nồi, cho nước vừa đủ, sau đó đun sôi, nhỏ lửa, nấu cho nhừ, uống thang, bỏ bã. Bạn nên chia đều ăn trong ngày.

Chữa chứng ho gà ở trẻ em

Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Ngân nhĩ 10g (có tác dụng tư âm, nhuận phế, sinh tân, giảm ho), đường phèn 50g (có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, sinh tân), trứng gà 2 quả (có tác dụng thanh phế hỏa, tư âm).

Cách làm món ăn bài thuốc này như sau: Ngân nhĩ rửa sạch, ngâm nước 30 phút. Cho ngân nhĩ và đường phèn vào nồi, cho một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút. Sau đó bạn đập trứng cho vào nồi, quậy đều và nấu cho đến khi chín. Chia làm ba lần, ăn trong ngày, dùng sau khi ăn cơm. Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, món ăn bài thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc chữa chứng ho gà ở trẻ em.

Nguồn: Sức khỏe đời sống.

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới