Ngoài liệu trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc, người bị HIV nên ăn những thực phẩm sau để duy trì năng lượng, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
- Những sai lầm phổ biến về bệnh HIV/AIDS
- Tìm hiểu 3 giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS.
- Bạn có thuộc nhóm đối tượng dễ bị nhiễm HIV?
Người bị HIV/AIDS nên ăn những thực phẩm nào?
Quá trình chống chọi với virus gây suy giảm miễn dịch khiến cơ thể cần nhiều năng lượng để chống lại các tác nhân bệnh truyền nhiễm cơ hội xâm nhập cơ thể bất cứ lúc nào. Các loại thực phẩm sau sẽ là thuốc điều trị dinh dưỡng cần thiết với người bệnh HIV:
- Thức ăn chứa nhiều tinh bột: Cơm, khoai tây, bánh mì…đây là những loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng quan trọng để duy trì sức chiến đấu cho cơ thể.
- Rau và trái cây: Đây là nguồn bổ sung vitamin, chất xơ và chất khoáng cần thiết. Lưu ý các loại trái cây trước khi ăn cần gọt vỏ để tránh vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể.
- Thực phẩm chứa nhiều đạm: cá, tôm, đậu, sữa, vừng… là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng để cơ thể duy trì sức khỏe và sự dẻo dai. Người bệnh HIV nên ăn từ 4-5 quả trứng. 3-4 lạng cá, 2-3 lạng thịt mỗi ngày.
- Tỏi: Trong số các thực phẩm mà người bị HIV nên ăn, tỏi là gia vị không thể thiếu, công dụng của tỏi trong việc nâng cao hệ miễn dịch có vai trò rất lớn với bệnh nhân HIV/AIDS.
- Sữa và nước hoa quả: Sữa và nước hoa quả pha đường là những loại thức uống nhiều calo đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho người bệnh.
Người bị HIV/AIDS không nên ăn gì?
Cơ thể người bệnh HIV có sức đề kháng rất yếu do hệ miễn dịch bị phá hủy. Vì vậy việc lựa chọn đồ ăn phù hợp và an toàn có ý nghĩa rất quan trọng. Dưới đây là một số món ăn mà bác sĩ khuyến cáo người bị HIV/AIDS không nên ăn:
- Phở, bún, miến, mì ăn liền… là những loại đồ ăn không chứa nhiều năng lượng và tiềm ẩn nhiều chất phụ gia có hại cho cơ thể.
- Rau sống và thực phẩm chưa chế biến: Tất cả các loại thực phẩm dành cho người bệnh HIV đều cần được chế biến cẩn thận để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng còn lại. Rau sống nếu muốn ăn phải đảm bảo rõ nguồn gốc và được ngâm rửa trong nước muối đảm bảo.
- Ớt và hạt tiêu: Hạt tiêu và ớt là hai loại gia vị mà người bị HIV không nên ăn. Chất cay nóng trong các loại gia vị này sẽ gây kích ứng dạ dày và khiến các vết thương ngoài ra lâu lành.
Lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bị HIV/AIDS
Khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho người bị HIV/AIDS phải lưu ý những điều sau:
- Chọn đồ tươi, sạch, đảm bảo hạn sử dụng.
- Tất cả thức ăn phải được nấu chín, không ăn đồ tươi sống.
- Dụng cụ ăn của người bệnh (thìa, đĩa, bát…) phải vệ sinh sạch sẽ và lau khô mỗi khi sử dụng.
- Không tái sử dụng đồ ăn để lâu sau khi nấu, tốt nhất là nên ăn ngay sau khi chế biến, không để quá 6h.
- Cơ thể người bị HIV/AIDS rất nhạy cảm và có thể dị ứng với một số loại đồ ăn, nên có sự tư vấn của bác sĩ để có thực đơn phù hợp, hiệu quả nhất theo thể trạng mỗi người.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng trên sẽ giúp người bị HIV/AIDS có một nền tảng sức khỏe kiên cường chống lại tác nhân gây bệnh, hỗ trợ hiệu quả quá trình kéo dài sự sống cho người bệnh HIV.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn