Hạ đường huyết ở trẻ nếu không được điều trị rất nguy hiểm, các triệu chứng của bệnh thường kết hợp với các rối loạn chức năng ở trẻ.
- Bệnh còi xương ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?
- Trẻ bị thiếu sắt có những biểu hiện gì?
- Chế độ dinh dưỡng những tháng cuối giúp mẹ khỏe con khỏe
Trẻ bị hạ đường huyết nguy hiểm như thế nào?
Các triệu chứng nguy hiểm khi trẻ bị hạ đường huyết
Theo Tin tức Y học, các triệu chứng của bệnh hạ đường huyết ở trẻ thường kết hợp với nhiều rối loạn chức năng như trẻ cảm thấy đói cồn cào, co thắt dạ dày, ngủ không yên giấc, đi không vững…
Đối với những trẻ nhỏ hơn thì có các biểu hiện như: quấy khóc nhiều, vật vã, lờ đờ hoặc ngủ gật. Theo các chuyên gia y tế, đây là các triệu chứng sớm của rối loạn chức năng não.
Đối với các trường hợp trẻ bị nặng hơn sẽ xuất hiện những biểu hiện của rối loạn về thần kinh như: run, co cứng, kích thích, cứng hàm, tiểu không tự chủ, nói ngọng, rối loạn lời nói, rối loạn thị giác hoặc các trẻ có các biểu hiện rối loạn về tinh thần như lú lẫn thoáng qua, vật vã… Một số trường hợp trẻ có thể lâm vào trạng thái thần kinh thực vật như da tái xanh, tim đập mạnh, vã mồ hôi…; rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử.
Hạ đường huyết ở trẻ cũng có thể gây ra các triệu chứng về tiêu hóa như đói cồn cào, đau bụng, nôn… Trường hợp nặng có thể gây ra các phản ứng giao cảm ở trẻ như lo lắng bồn chồn, đánh trống ngực, run rẩy, toát mồ hôi…
Đối với trường hợp bị hạ đường huyết rất nặng, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng đột ngột như: mất tri giác, ngất xỉu, thở nhanh, nông hoặc ngừng thở, trẻ lờ đờ. Khi trẻ bị thở nhanh hoặc ngừng thở có thể đi kèm các biểu hiện như bị tím tái, co cứng đầu ngón chân ngón tay do thiếu oxy.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các trường hợp bị hạ đường huyết nặng ở trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện như co giật, co giật toàn thân, cơn co thắt, co cứng, vã mồ hôi. Các chuyên gia cũng cảnh báo những triệu chứng nặng nhất của hạ đường huyết ở trẻ đến sau cơn co giật hoặc đến đột ngột, có thể nhẹ hoặc nặng như mất phản xạ, giảm trương lực cơ, rối loạn hô hấp, rối loạn nhịp tim và huyết áp.
Hạ đường huyết ở trẻ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm
Phương pháp điều trị khi trẻ bị hạ đường huyết
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đối với những trẻ lớn, khi cha mẹ nhận thấy những biểu hiện hạ đường huyết cần cho trẻ ăn ngay những loại thức ăn như bột, cháo, sữa… Những ngày sau phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều bữa và chia đều vào các khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.
Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6-8mg/kg/phút).
Với các trường hợp hạ đường huyết ở trẻ đẻ non cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị. Để theo dõi sức khỏe của bé, bạn nên trang bị những dụng cụ cần thiết như máy đo đường huyết, máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử.
Nguồn: Sức khỏe đời sống.
Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.