Bệnh còi xương ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ bị còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách điều trị khi trẻ bị còi xương như thế nào?

Bệnh còi xương ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?

Bệnh còi xương ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?

Theo các bác sĩ tư vấn, trẻ bị còi xương nguyên nhân là do thiếu vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phosphor, bên cạnh đó nguyên nhân còn do cơ thể trẻ bị thiếu vitamin K2 không hoạt hóa được protein vận chuyển canxi để đưa canxi đến xương, điều này dẫn đến tình trạng mềm xương và các rối loạn thần kinh thực vật.

Bệnh còi xương thường gặp ở những trẻ em dưới 3 tuổi do thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn quá ít canxi và phosphor.

Các chuyên gia cảnh báo, những trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương như: trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đường hô hấp, trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ sinh vào mùa đông, trẻ quá bụ bẫm. Ngoài ra những trẻ không được bú mẹ cũng dễ bị còi xương.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương.

Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có thể nhận biết trẻ bị còi xương qua những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ hay quấy khóc, giật mình, ngủ không yên giấc, khi ngủ ra nhiều mồ hôi.
  • Xuất hiện tình trạng rụng tóc ở khu vực sau gáy tạo thành hình vành khăn.
  • Răng mọc chậm, táo bón, trương lực cơ nhẽo.
  • Các dấu hiệu ở xương như: thóp rộng, thóp lâu kín, bờ thóp mềm, đầu bẹp cá trê, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô).
  • Các trường hợp còi xương nặng có thể dẫn đến các di chứng như: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
  • Trẻ bị chậm phát triển các chức năng vận động như: chậm biết bò, chậm biết đi…

Trường hợp trẻ bị còi xương cấp tính có thể có các dấu hiệu như: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương

Trẻ bị còi xương cần điều trị thế nào?

Các phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày khoảng 10 đến 15 phút trước 9 giờ sáng, để phần chân, tay, lưng và bụng của bé lộ ra ngoài. Mùa đông nếu ngoài trời không có ánh nắng thì phụ huynh có thể đưa trẻ đi đến các khoa vật lý trị liệu ở bệnh viện để cho trẻ tắm điện.

Khi phát hiện trẻ bị còi xương cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra đơn thuốc điều trị phù hợp. Cần tuân thủ theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ vì nếu sử dụng quá liều vitamin D có thể gây ngộ độc thần kinh và nguy hiểm cho trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sinh hoạt và chế độ ăn của trẻ, phụ huynh cần lưu ý như sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn hàng ngày như trứng, sữa, gan cá, bơ.
  • Bổ sung sữa và các chế phẩm thường dùng để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Tuy vậy theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những nguồn thức ăn này chỉ cung cấp rất ít vitamin D cho cơ thể, khoảng 20 – 40UI/ngày.
  • Nên cho trẻ phơi nắng đều đặn khi trời có nắng đẹp, vào khoảng thời gian buổi sáng trước 9 giờ.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị còi xương.

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới