Trẻ bị thiếu sắt có những biểu hiện gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm thể chất, suy giảm nhận thức ở trẻ. Vậy trẻ bị thiếu sắt có những biểu hiện gì và điều trị thế nào?

Trẻ bị thiếu sắt có những biểu hiện gì?Trẻ bị thiếu sắt có những biểu hiện gì? 

Theo các bác sĩ tư vấn, trẻ bị thiếu sắt trong máu có thể gây ra nhiều biến chứng như thiếu máu, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho các tế bào hoạt động bình thường. Nếu như tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị suy giảm thể chất hoặc suy giảm nhận thức. Do đó cha mẹ cần phát hiện sớm các biểu hiện thiếu sắt ở trẻ để điều trị kịp thời.

Trẻ bị thiếu sắt có những biểu hiện gì?

Theo các chuyên gia, đa số các trường hợp thiếu sắt không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi xuất hiện thiếu máu thì tình trạng thiếu sắt đã ở giai đoạn phát triển. Khi đó có thể thấy một số biểu hiện như: da tái, yếu đuối, cáu gắt.

Những trường hợp thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng có thể gây ra những triệu chứng như: tăng nhịp tim, khó thở, sưng bàn tay bàn chân. Trường hợp trẻ sơ sinh bị thiếu máu tan huyết có thể dẫn đến bệnh vàng da.

Trẻ bị thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi có tên gọi là “pica”, trẻ có những hành vi như ăn các chất kỳ lạ, chất bẩn.

Những đối tượng trẻ có nguy cơ bị thiếu sắt

Các chuyên gia cho biết, trẻ thuộc những trường hợp sau đây có nguy cơ bị thiếu sắt cao:

Trẻ chỉ uống sữa bò: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa bò có ít chất sắt và cũng có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể từ các nguồn thực phẩm khác. Do vậy không nên cho trẻ uống sữa bò trong năm đầu tiên, tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ tự nhiên.

Chế độ ăn ít chất sắt: Trẻ em dễ bị thiếu sắt nếu như thực hiện chế độ ăn kiêng không cân bằng và tiêu thụ ít thực phẩm chứa sắt.

Trẻ đẻ non và có cân nặng thấp: Trẻ sơ sinh đẻ non hoặc có trọng lượng sinh thấp hơn chuẩn có nguy cơ bị thiếu sắt cao hơn.

Giai đoạn tăng trưởng cần đủ sắt: Trẻ lớn lên thì nhu cầu chất sắt trong chế độ ăn uống tăng lên. Nếu như lượng sắt bổ sung không đủ trong thời kỳ tăng trưởng thì trẻ sẽ bị thiếu sắt.

Mất máu: Mất quá nhiều máu có thể dẫn đến thiếu máu, chẳng hạn như trẻ bị thương tích hoặc chảy máu đường tiêu hóa.

Trẻ gặp các bất thường ở đường tiêu hóa: Trẻ có nguy cơ bị thiếu sắt nếu như có những vấn đề về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày ruột khiến trẻ gặp khó khăn khi hấp thụ sắt.

Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hàng ngày

Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hàng ngày

Điều trị thiếu sắt ở trẻ như thế nào?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thiếu sắt ở trẻ có thể được điều trị bằng cách bổ sung sắt hàng ngày. Thay đổi chế độ ăn uống, cung cấp cho trẻ multivitamin có chứa sắt. Để ổn định tình trạng thiếu thì sẽ mất khoảng 6 tháng, lưu ý cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung sắt cho trẻ. Lưu ý:

  • Tránh dùng sắt kèm với sữa vì như vậy sẽ làm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt… có thể giúp hấp thu sắt.
  • Các chất bổ sung sắt nên được dùng khi dạ dày trống rỗng để việc hấp thụ sắt hiệu quả hơn.

Trong trường hợp điều trị không có hiệu quả cần cho trẻ đến bệnh viện để được khám, thực hiện các xét nghiệm y tế cần thiết để tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời như truyền máu.

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới