Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ các vắc xin mẹ nên tiêm cho bé

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiêm chủng được xem là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ giúp trẻ phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ các vắc xin mẹ nên tiêm cho bé

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ các vắc xin mẹ nên tiêm cho bé 

Vắc-xin hoạt động như thế nào?

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, trẻ sơ sinh với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé, giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê của các nhà khoa học, tiêm chủng có thể bảo vệ bé trước 12 căn bệnh nguy hiểm.

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, Vắc xin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bắt chước cơ chế của “nhiễm trùng”, nhưng không gây bệnh cho bé. Nó chỉ làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng để có thể nhận biết và ngăn ngừa bệnh. Một số phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng bao gồm: sốt nhẹ, bỏ bú, quấy khóc,…

Sau khi tiêm phòng phản ứng thường thấy nhất ở trẻ chính là sốt, đối với những trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C cha mẹ nên tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Đối với những trẻ vốn có tiền sử sốt cao, co giật, bệnh lý về tim mạch, viêm phổi,… có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38 độ với liều lượng theo chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cha mẹ cũng cần tích cực lau mát với nước ấm hoặc nước thường, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định.

Theo những tin tức Y tế mới nhất, một số phản ứng nặng của trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin cụ thể như sau: phát ban, li bì, bỏ bú, sốt cao trên 39 độ C, co giật, khó thở, tím tái,… Sau khi tiêm phòng, phụ huynh cần phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sốt là phản ứng thường gặp của trẻ sau khi tiêm phòng

Sốt là phản ứng thường gặp của trẻ sau khi tiêm phòng

Các loại vắc-xin mẹ nên tiêm phòng cho bé

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, một số vắc xin mẹ cần tiêm phòng cho trẻ cụ thể như sau:

Sau khi sinh

  • Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
  • Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng vắc xin BCG, ngừa bệnh lao phổi

2- 6 tháng tuổi

  • Tiêm phòng vắc xin Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
  • Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
  • Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
  • Vắc xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

6-11 tháng tuổi

  • Tiêm phòng cúm

12-15 tháng tuổi

  • Viêm não Nhật Bản B
  • Thủy đậu
  • Sởi, quai bị, Rubella
  • Viêm gan A mũi 1

16-23 tháng tuổi

  • Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
  • Hib mũi 4
  • Viêm gan B mũi 4
  • Viêm gan A mũi 2

Trên 24 tháng tuổi

  • Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
  • Viêm não Nhật Bản mũi 3
  • Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
  • Tiêm phòng thương hàn, tả

Trên 9 tuổi

  • Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bậc cha mẹ đã hiểu và nắm được những mũi tiêm quan trọng cần tiêm cho trẻ để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới