Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ hình thức tán sỏi thận

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tán sỏi thận là hình thức được sử dụng bằng các sóng xung kích hoặc tia laser nhằm điều trị những loại sỏi có kích thước nhỏ, tán sỏi giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục hơn so với những phương pháp khác.

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ hinh thức tán sỏi thận

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ hình thức tán sỏi thận

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, sỏi thận là bệnh lý thường gặp ở nhiều người nhiều đối tượng khác nhau, kích thước của sỏi có thể dao động từ vài mm tới vài cm, khi sỏi thận to di chuyển có thể khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, một số ít sỏi có kích thước nhỏ có thể tự di chuyển ra ngoài theo đường tiết niệu nhưng đối với những sỏi có kích thước lớn cần có phương pháp điều trị thích hợp. Một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay chính là tán sỏi.

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ hình thức tán sỏi thận

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, tán sỏi thận là một thủ thuật y tế được sử dụng để điều trị một số loại sỏi thận, hiện nay có hai phương pháp tán sỏi bao gồm: tán sỏi ngoài ra và tán sỏi qua da. Mỗi phương pháp có những đặc điểm sau đây:

  • Tán sỏi thận ngoài da

Theo những tin tức y tế mới nhất, tán sỏi ngoài da sử dụng những sóng có xung kích nhỏ, thủ thuật này bác sĩ sẽ chiếu các đường sóng xung kích xuyên qua cơ thể để tán nhỏ sỏi, giúp chúng dễ dàng được đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu. Một đặc điểm ưu việt chính là những sóng xung kích này chỉ tác động tới sỏi không gây nên bất cứ những tác động nào tới hệ cơ, xương xung quanh. Thời gian đến tiến hành tán sỏi ngoài da thường trong 1 tiếng đồng hồ, sau khi tán sỏi thận bệnh nhân nhanh chóng hồi phục hơn so với những phương pháp điều trị khác.

  • Tán sỏi qua da

Để có thể tán sỏi qua da bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm, sử dụng tia laser để phá vỡ chúng, tán sỏi qua da có thể mất khoảng 30 phút, bệnh nhân tán sỏi xong có thể về nhà nghỉ ngơi. Tán sỏi qua da vẫn tuân theo nguyên tắc cũ là làm nhỏ kích thước sỏi khiến chúng nhanh chóng được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Mỗi vị trí sỏi xuất hiện sẽ cho ra tỷ lệ thành công khác nhau sau khi tán sỏi, đối với tán sỏi thận tỷ lệ thành công là 74% còn đối với những trường hợp sỏi niệu quản thì lỷ lệ này lên tới 88%. Do không phẫu thuật, không xâm lấn nhiều nên những biến chứng mà tán sỏi gây ra cho người bệnh cũng thấp hơn so với những phương pháp khác.

Để có thể tán sỏi qua da bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm

Để có thể tán sỏi qua da bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm

Những việc nên làm trước khi tán sỏi

Trước khi tán sỏi các bác sĩ sẽ cho bạn đi làm đầy đủ các xét nghiệm đặc biệt là siêu âm nhằm xác định vị trí cũng như kích thước của sỏi, đồng thời một số trường hợp bệnh nhân bác sĩ sẽ tiến hành bơm thuốc cản quang để xác định vị trí sỏi. Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc cần ngừng thuốc cũng như thông báo cho bác sĩ.

Bạn cần nhịn ăn trong khoảng 8 – 12 h do trong quá trình tán sỏi bệnh nhân thường được tiến hành gây mê toàn thân, đồng thời cần có người nhà đưa về sau khi tán sỏi xong đế tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sau khi tán sỏi bệnh nhân cần được nằm lại theo dõi ít nhất 1h để xác định tình trạng toàn thân hoàn toàn ổn định, đồng thời bác sĩ sẽ cho bạn thuốc giảm đau để sử dụng sau khi xuất viện.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới