Bài thuốc Y học cổ truyền Hoàng cầm thang nằm trong chứng xuân ôn của Đông y, có tác dụng trị tiêu chảy, kiết lỵ do đại trường thấp nhiệt, bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến trong mùa xuân.
- 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ lá mơ lông
- 5 Bài thuốc Đông Y phòng và chữa bệnh thường gặp vào mùa xuân
- 4 bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh khớp từ dây đau xương
Bài thuốc YHCT từ Hoàng cầm chữa đau bụng, tiêu chảy cấp
Cơ chế sinh bệnh
Bác sĩ YHCT Bùi Huỳnh, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên nhân gây bệnh là cảm nhiễm hàn tà từ mùa đông, nhưng chưa phát bệnh mà ẩn lại trong cơ thể, tụ lại lâu ngày hóa nhiệt. Đến mùa xuân, dương khí phát tiết hoặc do phong hàn tác động vào, nhiệt ẩn ở trong dẫn đến sinh bệnh.
Bệnh thường xâm nhập vào các bộ phận trong cơ thể như: kinh can (gan), đởm (mật) và thận, gây tổn thương đến dinh huyết. Người bệnh có triệu chứng: lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, sốt nhẹ, sợ lạnh, khát nước, bực dọc, miệng đắng, nước tiểu ít, bụng đau, tiêu chảy, mạch huyền sác.
Công dụng của vị thuốc hoàng cầm
Dược sĩ giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hoàng cầm là một vị thuốc được biết đến nhiều trong đông y, nó có tính hàn, lạnh nên thường được dùng trong các bài thuốc chữa chứng bệnh do nhiệt sinh ra như ho có đờm, mụn nhọt sưng đau, tiêu chảy kiết lỵ…
Nghiên cứu khoa học cho thấy, hoàng cầm trong thành phần có chứa chất flavon và flavonoid, những chất này có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng. Nhờ tính kháng khuẩn rộng, vị thuốc hoàng cầm có khả năng ức chế với nhiều loại vi khuẩn: Trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, song cầu khuẩn viêm não, ho gà, lỵ, tụ cầu khuẩn, viêm phổi, liên cầu khuẩn tan huyết. Vị thuốc Đông Y này có tác dụng hạ nhiệt, giảm ho, trừ đờm, lợi tiểu, hạ huyết áp.
Vị thuốc hoàng cầm
Công dụng của Bài thuốc hoàng cầm thang
Thành phần bao gồm các vị thuốc và hàm lượng như sau: Hoàng cầm 30g, thược dược 36g, cam thảo 12g, đại táo 12 quả.
Cách dùng: Cam thảo chích, đại táo xé ra. Bốn vị trên sắc với 1500 ml nước, lọc bỏ bã, lấy 250ml, chia làm 4 phần, uống trong ngày.
Bài thuốc có công dụng: Trị tiêu chảy, kiết lỵ do đại trường thấp nhiệt,
Phương giải bài thuốc y học cổ truyền:
- Hoàng cầm thanh vị trường thấp nhiệt là chủ dược.
- Thược dược có tác dụng điều huyết hòa can, giảm đau bụng.
- Cam thảo, đại táo có tác dụng hòa tỳ vị.
Gia giảm bài thuốc, ứng dụng trong điều trị
- Trường hợp điều trị lỵ trực trùng, phân có mủ máu, bụng đau mót rặn: bạn bỏ đại táo, thêm hoàng liên, đại hoàng, binh lang, đương quy, mộc hương, nhục quế (bài Thược dược thang).
- Trường hợp điều trị nhiệt lỵ, bụng đau mót rặn, dùng bài thuốc trên: bỏ đại táo (Hoàng cầm thược dược thang).
- Điều trị kiết lỵ kèm theo nôn mửa thêm bán hạ, sinh khương (Hoàng cầm gia bán hạ sinh khương thang).
- Trường hợp thấp nhiệt lỵ, dùng bài thuốc trên: bỏ đại táo, tăng hàm lượng bạch thược, gia thêm thuốc hành khí đạo trệ: Chỉ thực, mộc hương…
Trên đây là thông tin tham khảo về bài thuốc Hoàng cầm thang, để biết thêm chi tiết, bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Tổng hợp từ Sức khỏe đời sống.
Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo