Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy chúng không gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng nhưng khi viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần có thể gây viêm phổi, viêm màng tim,…
- Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng
- Bệnh nhân ung thư đại tràng có thể sống được trong bao lâu?
- Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Bệnh nhân được chỉ định cắt Amidan trong những trường hợp nào?
Viêm amidan là gì?
Amidan được xem là một hàng rào giúp bảo vệ sức khỏe của cơ thể, chúng thực chất là những tế bào Lympho có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, đồng thời cũng là nơi sản sinh ra kháng thể IgG là kháng thể cần thiết trong miễn dịch. Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, viêm amidan là chứng bệnh viêm nhiễm đường tai, mũi, họng, chứng bệnh này thường gặp ở trẻ em, viêm amidan thường tái đi tái lại, dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số dấu hiệu nhận biết chứng bệnh viêm amidan mà bệnh nhân cần lưu ý bao gồm:
- Hơi thở có mùi hôi: Do các vi khuẩn gây bệnh và tích tụ tại amidan tạo thành dịch mủ tồn đọng tại đó khiến cho hơi thở có mùi hôi, đồng thời bệnh nhân có cảm giác ngứa họng, họng luôn có dị vật.
- Amidan phì đại khiến cho việc ăn uống cũng như nuốt của trẻ gặp khó khăn, một số trường hợp amidan phì đại còn có thể khiến bệnh nhân rối loạn và ngưng thở khi ngủ.
- Vùng viêm lây lan ra xung quanh khiến bệnh nhân xuất hiện những bạch huyết ở cổ, vùng hàm lưỡi xuất hiện những nốt trắng,…
- Một số dấu hiệu khác thường bị bỏ qua bao gồm: Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu,…
Amidan được xem là một hàng rào giúp bảo vệ sức khỏe của cơ thể
Bệnh nhân được chỉ định cắt Amidan trong những trường hợp nào?
Theo những tin tức y tế mới nhất, bệnh nhân được chỉ định cắt amidan thường rất hạn chế, vì chúng là tổ chức lympho của cơ thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Chỉ định cắt amidan tương đối hạn chế, cụ thể như sau:
- Bệnh nhân mắc viêm amidan thường xuyên, trong khoảng 5 – 6 lần/ năm, viêm amidan gây những biến chứng có người bệnh như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm cầu thận,…
- Amidan phì đại gây nên những cản trở trong quá trình ăn uống, hay gây nên những cơn ngáy ngủ, ngưng thở khi ngủ.
- Amidan tái đi tái lại nhiều lần, không khỏi cho dù điều trị tích cực trong khoảng 4 – 6 tuần.
- Amidan cũng có chỉ định cắt khi chúng có nhiều tuyến phì đại nghi ngờ là các khối u ác tính.
Để có thể tiến hành cắt amidan được hiệu quả cao, các bác sĩ sẽ căn cứ vào một số yếu tố cụ thể như sau:
- Độ tuổi cắt amidan: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể cắt amidan nhưng thường cắt ở những trẻ trên 4 tuổi, trong trường hợp trẻ nhỏ tuổi hơn nhưng amidan gây nhiều biến chứng thì vẫn có chỉ định cắt.
- Bệnh nhân không được cắt amidan khi có những rối loạn đông máu như ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu,…bệnh nhân mắc một số bệnh lý mãn tính chưa được điều trị ổn định.
Một số biến chứng có thể gặp khi cắt amidan
Cắt amidan không đơn giản như bạn nghĩ chúng có thể gây một số biến chứng như phản ứng viêm với thuốc gây tê, gây mê, bệnh nhân cắt không đúng kỹ thuật chạm vào mạch máu xung quanh gây chảy máu nhiều cho người bệnh, chảy máu không cầm ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu.
Để hạn chế những biến chứng này bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm kỹ về các chỉ số chức năng gan cũng như rối loạn đông máu để đề phòng những biến chứng có thể xuất hiện. Đồng thời bệnh nhân mắc viêm amidan cũng không được cắt nếu đang có những trường hợp viêm nhiễm các tổ chức xung quanh.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn