Những chủ trương và chính sách đã mở lối cho các trường Cao đẳng, Đại học ngoài công lập lần lượt ra đời. Với đội ngũ 13.000 giảng viên, hơn 330.000 sinh viên, chiếm 14% quy mô sinh viên chính quy cả nước, đã gánh đỡ cho ngân sách nhà nước khoảng 50 – 60 tỷ đồng.
- Nút thắt giải bài toán cho giáo dục đại học năm 2017 phát triển
- Sau nhiều ý kiến Bộ GD&ĐT vẫn đang xem xét phương án điểm sàn
- Quy chế tuyển sinh và những giải đáp thắc mắc từ Bộ GD&ĐT
Khó khăn cho các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập
Hệ thống trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập đã đóng góp vào công cuộc giáo dục tuyển sinh nhân lực, phục vụ nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo ra mô hình mới, hiện đại và vô cùng năng động có uy tín về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cho tới nay các trường Cao đẳng, Đại học ngoài công lập đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bởi còn rất nhiều bất cập, cản trở tới sự phát triển của các trường ngoài công lập. Điều này dẫn tới hệ quả lượng sinh viên giảm sút, bất cập trong quản lý…
Bên cạnh đó các trường ngoài công lập cũng còn gặp rất nhiều khó khăn như:
- Bất cập về cơ sở vật chất
- Các trường ngoài công lập chưa đi vào những vấn đề chiến lược phát triển lâu dài như đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng.
- Bất cập trong việc quản lý điều hành trường, mâu thuẫn nội bộ kéo dài khiến trường giảm uy tín.
- Tuyển sinh ngày một khó khăn hơn…
Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ các trường ngoài công lập
Trước những dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng khẳng định rằng: Các trường Cao đẳng, Đại học ngoài công lập có đóng góp không hề nhỏ trong công tác đào tạo nhân lực từ khi đất nước đổi mới. Hiện tại Bộ đang thành lập tổ công tác khảo sát đánh giá các trường ngoài công lập theo 7 tiêu chí:
- Cơ chế chính sách.
- Đội ngũ giáo viên.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy.
- Cơ sở vật chất.
- Tình hình tuyển sinh.
- Nghiên cứu.
- Hoạt động hợp tác quốc tế.
Khảo sát như vậy nhằm xây dựng lại hệ thống các quy định liên quan, nhằm định hướng và phát triển lâu dài cho các trường thuộc khối ngoài công lập.
Thứ trưởng còn đề nghị các bộ, ngành, đặc biệt là các cơ quan tại địa phương hỗ trợ chính sách cần thiết nhằm giúp các trường đại học ngoài công lập phát triển, như chính sách đất đai, thuế,… tạo điều kiện cho các trường phát triển. Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu các trường Cao đẳng, Đại học cũng cần phải có cam kết thực hiện đầu tư phát triển nhà trường, xây dựng được chiến lược lâu dài, đặc biệt cần chuyển đổi dân lập sang tư thục để thoát khỏi hành lang pháp lý, cũng dễ dàng hơn cho các trường sau này.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn