Các công ty nước ngoài đang dần “nuốt chửng” thị trường Dược Việt

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tính từ đầu năm đến nay con số các công ty Dược và các nhà đầu tư nước ngoài đã không bỏ lỡ một cơ hội nào để mua bán – hợp tác với các công ty Dược phẩm của Việt Nam nhằm mỏ rộng thị phần. Vơi tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao vẫn ở 2 con số. Do đó ngành Dược phẩm ở Việt Nam vẫn là “miếng  bánh ngon” cho các nhà đâu tư nhắm đến.

kich-ban-cho-thi-truong-duoc-viet-nbam
Kịch bản “lấn sân” thâu tóm thị trường Dược phẩm Việt Nam

Các công ty dược phẩm nước ngoài đang “lấn sân” sang thị trường dược Việt Nam

Dược phẩm là 1 trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được các nhà đầu tư cho rằng khó có đường lỗ nhất khi bung vốn vào. Bởi có trong thời kì ổn định hay suy thoái kinh tế thì những nhu cầu này vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa với tiềm năng dân số lớn như Việt Nam đây là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Dược phẩm nước ngoài.

Abbot “lấn sân” sang thị trường Dược phẩm Việt Nam

Cụ thể mới đây nhất, tháng 8/2016 một công ty mà các bà mẹ và trẻ em biết đến nhiều với sản phẩm sữa chi trẻ em là Abbott của Mỹ đã hoàn tất thương vụ mua lại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Glomed. Một công ty dược phẩm lớn tại thị trường Dược phẩm Việt Nam. Tuy vụ mua bán xác nhập này không được tiết lộ, tuy nhiên khi hoàn tất thương vụ nào, Abbott đã trở thành 1 trong 10 công ty dược phẩm hàng đầu trong việc sản xuất và cung cấp dược phẩm ở Việt Nam.

Với việc có trong tay thừa kế 2 nhà máy sản xuất Tân dược tại Khu công nghiệp VSIP 1 ( khu công nghiệp Việt Nam Singapo Bình Dương) từ Glomed. Abbot đã sở hữu một danh mục thuốc gồm kháng sinh, tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau và nhóm thuốc sức khỏe – làm đẹp cho phụ nữ, nhóm thuốc sản phẩm OTC (thuốc không kê toa) số lượng lớn.

thi-truong-duoc-pham-vietj-nam
Abbot lấn sân sang thị trường Dược phẩm Việt Nam

Kết hợp với chuỗi nhân viên hơn 3.400 cùng hơn 20 năm kinh nghiệm chiến trường ở Việt Nam. Abbott chắc chắn sẽ nỗi lên như một đại gia trong ngành Dược và cạnh tranh các vị trí đứng đầu của các doanh nghiệp Việt. Đó  là chưa kể khi thâu tóm được Glomed một công ty cũng có bảng thành tích khá vững được VietnamReport đánh giá là một trong 100 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2012 và hiện đang là 1 trong 5 thương hiệu thuốc hàng đầu Việt Nam.

Nói về thương hiệu và vụ xác lập kỉ lục của ngành Dược Việt Nam ông, Ngô Văn Huy – TGĐ ngành hàng Dược mỹ phẩm của Abbott Việt Nam cho biết. Đến nay, Abbott đã có những kế hoạch dựa trên những thành công của Glomed nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài tại thị trường Dược phẩm Việt Nam.

thi-truong-duoc-viet
Công ty dược phẩm Nhật nhảy vào thị trường dược Việt

Công ty dược phẩm Nhật nhảy vào thị trường dược.

Trước vụ thâu tóm Glomed, thì tháng 7/2015, Taisho Pharmaceutial Holdings ( thuộc tập đoàn Taisho Holdings của Nhật Bản) đã thống báo về việc hoàn tất mua lại 24,5% cổ phần của công ty Dược phẩm Hậu Giang. Trong khi đó Dược Hậu Giang là doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay của Việt Nam. Nếu tính cả doanh nghiệp Dược nước ngoài thì Dược Hậu Giang hiện đang xếp ở vị trí số 3 công ty đứng đầu. Công ty này có hệ thống phân phối với 12 công ty con và 24 chi nhánh, 68 nhà thuốc tại các bệnh viện.

Song song với việc mua cổ phần nhiều doanh nghiệp Dược phẩm nước ngoài cũng hợp tác với các doanh nghiệp – công ty dược Việt Nam để tận dụng hệ thống phân phối. Chẳng hạn như tháng 9 vừa qua Tập đoàn Sanifi (thuộc nhóm 20 công ty Dược lớn nhất thế giới) đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược  Tổng công ty Dược tại Việt Nam – Vinapharm. Mục tiêu của hợp tác này bao gồm cả việc Vinapharm sẽ sản xuất và tiếp thị tất cả các sản phẩm dược của Sanofi tại Việt Nam cũng như Dược phẩm xuất sang thị trường Châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo ngành dược phẩm quý III/2016 của Viracresearch cho thấy, tại Việt Nam, hiện có khoảng178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị.

Việc các công ty Dược của nước ngoài tham gia vào thị trường Dược phẩm nước ta, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Dược Việt Nam cạnh tranh tạo động lực cho sự thúc đẩy phát triển ngành Dược. Mặt trái nếu chúng ta không cạnh tranh nổi nguy cơ mất thị trường Dược vào tay người nước ngoài là điều dễ sảy ra.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới