Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả nhất

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (5 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tuy không phức tạp như các căn bệnh truyền nhiễm khác tuy nhiên đòi hỏi cha mẹ phải có kỹ năng cần thiết để tránh lây lan bệnh trên diện rộng và phòng ngừa các biến chứng cho con.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào hiệu quả?
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào hiệu quả?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa. Đối tượng chính của bệnh là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh lành tính tự khỏi sau 7 – 10 ngày, bởi vậy cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà theo sự tư vấn của bác sĩ.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng ở trẻ thì sốt, đau họng, lở loét ở niêm mạc miệng là các vị trí khác như bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối… Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc kịp thời là đúng cách, bệnh tay chân miệng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà như thế nào?

Với cha mẹ trẻ tuổi, việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà sẽ gặp nhiều bối rối khi trẻ liên tục xuất hiện các triệu chứng của bệnh kèm trạng thái mệt mỏi, biếng ăn do sốt và bị viêm loét miệng.

Vậy chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào? Cha mẹ có thể thực hiện theo những lưu ý dưới đây để việc chăm sóc trẻ nhỏ trở nên dễ dàng hơn:

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm đường ruột, vì vậy việc giữ gìn vệ sinh là cách hữu hiệu nhất để tiêu diệt sự phát triển của virus gây bệnh. Khi trẻ bị căn bệnh này, cha mẹ hãy ghi nhớ việc giữ gìn vệ sinh chính là cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất như sau:

  • Thường xuyên tắm gội cho trẻ để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm và phát tán virus gây bệnh ra môi trường xung quanh.
  • Cha mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng trẻ trong việc rửa tay đúng cách bằng xà phòng để ngăn ngừa di chuyển của virus từ tay vào cơ thể qua việc cầm nắm thức ăn và đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
  • Sử dụng dung dịch Cloramin B 2% để sát trùng quần áo cho trẻ hoặc luộc bằng nước sôi trước khi giặt.
  • Cha mẹ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách bằng việc tách biệt các đồ dùng ăn uống, đồ chơi của trẻ, không cho các trẻ trong cùng gia đình chơi đồ chơi chung bởi đây là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền cao.

Cha mẹ hãy cách ly trẻ

Thông thường, bệnh tay chân miệng sẽ khỏi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày, trong khoảng thời gian đó, cha mẹ hãy  cách ly trẻ bằng cách cho con nghỉ học và ngủ tách phòng với anh, chị em nhỏ trong gia đình cho đến khi điều trị bệnh dứt điểm.

Cha mẹ trong quá trình chăm sóc con cũng nên lưu ý giữ gìn vệ sinh và bàn tay sạch sẽ bằng xà phòng khi chế biến đồ ăn và chăm sóc trẻ tay chân miệng để tránh virus gây bệnh ở trẻ truyền cho trẻ khách thông qua bàn tay chăm sóc của chính cha mẹ.

Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

Không kiêng kị theo các phương pháp dân gian

“Có bệnh thì vái tứ phương”, đồng nghĩa với việc cha mẹ sẽ nhận được rất nhiều lời tư vấn về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng khác nhau, trong đó có nhiều phương pháp dân gian như kiêng gió, kiêng tắm…thì trẻ mới nhanh khỏi bệnh.

Cha mẹ hãy nghe theo thời khuyên tốt nhất là tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Việc bao bọc, ủ trẻ quá kỹ và không tắm rửa thường xuyên không những vô tác dụng trong việc điều trị bệnh mà còn khiến virus gây bệnh có môi trường để phát triển mạnh hơn, khiến quá trình chăm sóc trẻ tay chân miệng gặp nhiều khó khăn hơn.

Giữ không gian sống vệ sinh sạch sẽ

  • Không gian sống tác động rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Một môi trường sinh hoạt sạch sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Cha mẹ hãy giữ gìn vệ sinh sàn nhà, phòng ốc, vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch diệt khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn, virus, tạo dưỡng khí giúp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thuận lợi hơn.
  • Sát khuẩn đồ chơi, đồ dùng của trẻ bằng cách luộc với nước sôi hoặc dung dịch Cloramin B 2%, nước Javel (có bán tại các Nhà thuốc GPP).
  • Khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ hãy đeo bao tay và rửa tay bằng xà phòng sau khi nấu ăn để đảm bảo vệ sinh.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng sẽ trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả tối ưu khi mẹ có kiến thức cơ bản về bệnh. Ngoài ra việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ là phương pháp quan trọng để mẹ bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng và nhiều bệnh lý truyền nhiễm khác.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới