Trẻ trong giai đoạn mọc răng thường có biểu hiện như chảy dãi, ho, sưng lợi, mệt mỏi,… khiến bé bị chán ăn và bỏ bữa nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn đến trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng.
- Top những thực phẩm dễ gây mụn chị em nên tránh
- Chế độ dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai
- Điều dưỡng viên Pasteur chia sẻ biện pháp chăm sóc sức khỏe ngày nắng nóng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng như thế nào cho hiệu quả
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, để giúp trẻ vượt qua được giai đoạn mọc răng một cách hiệu quả và khỏe mạnh nhất thì chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để bé vui vẻ đón nhận thức ăn đơn giản và dễ dàng hơn.
Những dấu hiệu khi trẻ chuẩn bị mọc răng
Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, mọc răng được xem là một trong những sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời của bé, bình thường trẻ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng lúc 2-3 tuổi, có nhiều trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn đó là hoàn toàn bình thường. Triệu chứng bé sắp mọc răng có thể là chảy nhiều nước dãi, khó ngủ, biếng ăn nhưng thích cắn các vật rắn, lợi sưng và đỏ ở vùng răng nhô lên, tiêu chảy, chảy nhiều nước dãi, quấy khóc, mút ngón tay,…
Khi răng bắt đầu phát triển ở vùng nướu của trẻ có thể xuất hiện hiện tượng sưng đỏ, đây được xem là do bị kích thích và đây cũng là một điều hết sức bình thường. Ở răng của trẻ bắt đầu xuất hiện những chấm màu trắng trên nướu hoặc có khe hở và răng sẽ mọc trong những ngày sắp tới. Chính hoạt động này là nguyên nhân kích thích nước bọt và bé sẽ bị chảy dãi nhiều hơn. Bé có thể hơi sốt, cảm giác khó chịu và sưng tấy nướu.
Thời điểm bé mọc răng nướu sưng và đau nên bé cũng khó chịu và dễ nổi cáu hơn, đồng thời khi mọc răng nướu sưng và đau bất cứ thứ gì vào miệng bé cũng thấy đau đớn và biếng ăn hơn trước, thời điểm này bé chỉ thích bú mẹ. Ngoài ra bạn còn cảm thấy bé bị rối loạn giấc ngủ. Vì cơ thể khó chịu nên bé khó ngủ hơn.
Nên cho trẻ gặm những đồ mềm, an toàn, hợp vệ sinh
Dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng
Theo chia sẻ các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn này mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, trẻ nên tăng cường sử dụng những thực phẩm tốt cho trẻ như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng, cháo, ngũ cốc,…Khi trẻ bắt đầu ăn dặm trẻ cũng biếng ăn thì chỉ cần cho trẻ bú mẹ đồng thời cho trẻ ăn cháo trộn sữa nếu mẹ thiếu sữa.
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur Hà Nội chia sẻ, trẻ mọc răng thường xuất hiện thói quen cầm nắm các vật cho vào miệng cắn nên cha mẹ nên lưu ý những đồ vật này, nên lựa chọn những loại đồ chơi với các loại củ quả: cà rốt, bí xanh, chuối, củ đậu, táo,… để bé chơi và có thể cho vào miệng cắn không ảnh hưởng tới quá trình mọc răng của bé.
- Nên thay đổi món ăn để bé làm quen với thức ăn mới, đồng thời khi trẻ mọc răng hàm thì nên cho bé ăn thức ăn tăng dần độ thô, thay vì xay nhuyễn có thể băm, thái, xé cho trẻ ăn để trẻ tập nhai.
- Mẹ cũng nên cắt nhỏ thức ăn thành những hình thù bắt mắt để bé thích thú trong việc ăn uống hơn.
- Nên tăng dần độ thô của thức ăn và quan sát trẻ để có sự điều chỉnh phù hợp giúp bé thích nghi và phát triển đồng đều.
- Khuyến khích trẻ nhai đều hai bên để tránh trường hợp bị lệch hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng khi trẻ mọc răng.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn