Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể bạn mất nước và muối khoáng, để hạn chế được tình trạng này và giúp bệnh mau khỏi bệnh nhân nên tăng cường sử dụng thêm các loại trà thảo dược.
- Bài thuốc Nam điều trị bệnh sa dạ dày hiệu quả và an toàn
- Râu ngô một loại “Thần dược” mà không phải ai cũng biết
- Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ 10 cách trị ho đơn giản và hiệu quả
Điểm danh 6 loại trà thảo dược có công dụng điều trị tiêu chảy
Điểm danh 6 loại trà thảo dược có công dụng điều trị tiêu chảy
Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, khi bạn bị tiêu chảy cơ thể bạn sẽ bị mất chất lỏng và chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả các hoạt động của cơ thể, mất nước cũng như muối khoáng khiến cơ thể bệnh nhân bị mất cân bằng, dẫn đến một số biểu hiện như chóng mặt, yếu cơ thể và đau bụng. Mặc dù tiêu chảy không quá nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe của bạn nhưng nó sẽ khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, uể oải.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền để ngăn chặn tình trạng mất nước cũng như bổ sung thêm lượng nước đối với cơ thể bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược như sau:
- Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm làm giảm viêm ruột chống co thắt giúp loại bỏ cơn đau bụng, Trà hoa cúc được coi là một trong những loại trà tốt nhất để điều trị tiêu chảy. Cách thực hiện Trà hoa cúc cũng tương đối đơn giản sử dụng một cốc nước sôi cho thêm 1 muỗng cà phê lá bạc hà và trà hoa cúc. Để cốc trà này trong vòng 10 phút rồi sử dụng.
- Trà quế
Trà quế có đặc tính chống viêm giúp kiểm soát nhu động ruột và không gây kích ứng niêm mạc ruột, do đó làm dịu dạ dày, chính vì vậy chúng có công dụng tuyệt vời trong điều trị tiêu chảy. Trà quế cũng là một loại thuốc chữa bệnh, Trà quế làm giảm khí đường ruột và theo truyền thống được sử dụng để chống tiêu chảy. Cách thực hiện Trà quế cũng tương đối đơn giản Trong một cốc nước sôi, thêm 1 muỗng cà phê bột quế hoặc 2 que quế nhỏ. Sau 10 phút bạn có thể sử dụng cốc trà này. Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, những bệnh nhân bị dị ứng với quế thì không nên sử dụng vì chúng làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy của bạn.
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm làm giảm viêm ruột chống co thắt
- Trà hạt cây thì là
Theo những tin tức y tế mới nhất, Trà hạt cây thì là có thể giúp điều trị tiêu chảy, đầy hơi và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, trong loại trà này có đặc tính chống oxy hóa, tiêu hóa, chữa bệnh và có thể chống lại các mầm bệnh trong dạ dày, kali trong hạt cây thì là giúp điều chỉnh nồng độ chất điện giải và ngăn ngừa sự khó chịu do mất nước. Cách thực hiện: Thêm 1 thìa hạt cây thì là vào cốc nước sôi rồi để nó trong khoảng 10 phút sau đó thưởng thức. Uống 2 tách trà cây thì là mỗi ngày sẽ giúp điều trị tiêu chảy.
- Trà xanh
Uống trà xanh giữa các bữa ăn, tốt nhất là vào cuối ngày để giảm tác dụng phụ tiêu hóa của caffeine và bệnh lý tiêu chảy, điều này được cô Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lý giải là do trong Trà xanh có chứa tannin hoạt động như một chất làm se trong màng nhầy của ruột. Điều này giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng và làm dịu viêm ruột. Cách thực hiện: Lấy một muỗng cà phê lá trà xanh hoặc một túi trà xanh và thêm nó vào một cốc nước sôi trong 2-3 phút rồi thưởng thức.
- Trà gừng
Trà gừng giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm hỗ trợ chữa lành bệnh đau dạ dày. Nó làm ấm dạ dày và là liều thuốc bổ tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Uống trà gừng sẽ hydrat hóa cơ thể của bạn và bổ sung chất lỏng bị mất trong quá trình bị tiêu chảy. Cách thực hiện: Lấy một cốc nước sôi rồi thêm vài muỗng gừng nạo vào trong vòng 5 phút rồi thưởng thức.
- Trà vỏ cam
Trà vỏ cam rất giàu pectin, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi hoặc men vi sinh có lợi trong ruột, do đó duy trì hệ thống đường ruột khỏe mạnh. Cách thực hiện: Thái nhỏ vỏ cam và cho vào cốc nước sôi. Đun nhỏ lửa trong 10 phút rồi thưởng thức.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu thêm về những công dụng và cách sử dụng một số loại trà thảo mộc để điều trị bệnh tiêu chảy.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn