Tăng huyết áp là một căn bệnh mà nhiều người mắc phải, có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Trong y học cổ truyền có một số bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả.
- 5 bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao
- 10 bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ hoa mào gà đỏ
- Thầy thuốc chia sẻ một số mẹo trị cảm lạnh hiệu quả
Hai bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả
Bác sĩ YHCT, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, y học cổ truyền thường căn cứ vào mạch, triệu chứng và nguyên nhân của bệnh rồi dùng bài thuốc để điều trị (bệnh nhân bệnh cơ, biện chứng luận trị, lý pháp phương dược). Khi huyết áp tăng cao, người bệnh thường có các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp (tâm quý), chân tay tê, đau mỏi lưng, gáy cứng, mất ngủ, mệt mỏi, vùng ngực buồn bực…
Nếu nghiêm trọng hơn nữa, công năng của tâm, não, thận bị trở ngại sinh ra hôn mê, tai biến, đột quỵ…
Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp theo y học cổ truyền nguyên nhân là tình chí (tình cảm ý chí) hư tổn, ăn uống không điều độ, khiến âm dương của can thận mất điều hòa. Can là tạng thuộc về phong mộc, sinh bởi thận thủy (thận thủy sinh can mộc), lo lắng, uất kết, tức giận, can âm hao tổn bất túc, lâu ngày khiến cho thận thủy hư không tư dưỡng được can, cho nên phát sinh bệnh tăng huyết áp. Do biến động là ở can, còn nguồn gốc là ở thận. Can thận âm hư, can dương bốc lên, đây chính là cơ chế chủ yếu gây ra bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra nguyên nhân tăng huyết áp có thể là do ăn uống thừa chất hoặc lao lực quá mức. Đặc biệt, thường uống nhiều rượu bia, ăn những thứ cay nóng mang dương tính và nhiệt tính cao. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường…
Ngưu tất
Bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả
Trong y học cổ truyền có một số bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp như sau:
Bài 1: “Thiên ma câu đằng ẩm” trị tăng huyết áp
Bác sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết, bài thuốc này được áp dụng để chữa bệnh tăng huyết áp thuộc âm hư dương bốc lên mạnh.
Các vị thuốc gồm có: Thiên ma 9g, câu đằng 12g (cho vào sắc sau), thạch quyết minh 18g (sắc trước), tang ký sinh 9g, sơn chi (chi tử) 9g, đỗ trọng 9g, hoàng cầm 9g, xuyên ngưu tất 9g, dạ giao đằng 9g, chu phục thần 9g (cũng là củ bạch phục linh nhưng bên trong có lõi và điểm xuyết có màu hung hung, vì chữ chu có nghĩa là màu đỏ).
Cách dùng như sau: Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống thuốc khi còn ấm.
Cây cầu đằng
Bài 2: Bài Trấn can tức phong thang (“Y học trung tham tây lục”)
Các vị thuốc y học cổ truyền gồm có: Hoài ngưu tất 30g, sinh đại giả thạch 30g (nghiền nhỏ), sinh long cốt 15g (giã nát), sinh hàng thược (bạch thược) 15g, sinh mẫu lệ 15g (giã nát), huyền sâm 15g, thiên môn đông 15g, xuyên luyện tử 5g (giã nát), nhân trần 6g, linh mạch nha 6g, cam thảo 4,5g.
Cách dùng như sau: Sắc uống mỗi ngày một thang chia làm 2 lần, uống thuốc khi còn ấm.
Công năng: Bài thuốc có tác dụng trấn can tức phong chữa chứng nội trúng phong. Mạch huyền trường hữu lực hoặc thượng thịnh hạ hư, thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, đau đầu phát nhiệt, sưng mắt, ù tai, trong tâm phiền nhiệt, hay ợ hơi, chân tay cơ thể cảm thấy không tự nhiên, miệng mặt dần dần méo xệch, hoặc mặt đỏ như người say rượu rồi đột quỵ hôn mê.
Trên đây là thông tin tham khảo bài thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Khi có triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp.
Nguồn: Sức khỏe đời sống.
Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.