Hình ảnh bệnh tay chân miệng trong từng giai đoạn và cách phòng tránh dưới đây là cẩm nang những điều cha mẹ cần biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bảo vệ sức khỏe con trẻ.
- Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho hiệu quả?
- 3 cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị
- Đâu là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ?
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có khả năng lây truyền cao. Đối tượng chính của bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, virus lây bệnh có thể lan truyền nhanh chóng qua dịch tiết mũi họng, chất dịch, nước bọt, phân… của trẻ bị bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị tay chân miệng đặc trị, do đó giữ gìn vệ sinh, điều trị các triệu chứng của bệnh là điều thầy thuốc tư vấn với các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.
Tay chân miệng do Virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Đây là bệnh dễ lây truyền, đặc biệt giai đoạn tuần đầu tiên của bệnh.
Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác.
Sốt là triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường gặp nhất. Virus gây bệnh thường cư trú tại cơ thể và lan tràn đến các bộ phận sau 24h. Bộ phận chịu ảnh hưởng của virus tay chân miệng nhiều nhất là da và niêm mạc miệng.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng chính của bệnh tay chân miệng. Trong một số trường hợp, tay chân miệng ở trẻ em còn có thể ảnh hưởng tới cả người lớn, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bị bệnh đều biểu hiện bệnh giống nhau.
Do sức đề kháng yếu nên trẻ em và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh tay chân miệng nhiều nhất
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng, do đó đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, bổ sung dưỡng chất cho trẻ là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân thường xuyên là cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác.
Mẹ cho trẻ bị tay chân miệng bú bình thường, ăn đồ ăn loãng, nghỉ ngơi và vệ sinh răng miệng cho trẻ.
Vệ sinh sàn nhà và các bề mặt trẻ thường tiếp xúc bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.
Đồ chơi, vật dụng của trẻ hay cầm nắm cần được luộc với nước sôi, sát khuẩn bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn để phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Hình ảnh bệnh tay chân miệng trên đây là những dẫn chứng chính xác nhất về bệnh cha mẹ có thể tham khảo để nhận biết và phòng chống bệnh kịp thời, đúng cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn