Phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào để giúp bé được an toàn ngay cả khi có dịch bệnh là điều mà nhiều phụ huynh trăn trở. Cha mẹ có thể bao bọc trẻ nhờ các phương pháp phòng chống bệnh tay chân miệng dưới đây

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay miệng ở trẻ em

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.  Bệnh tay chân miệng rất dễ lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi bệnh.

Cha mẹ có thể phát hiện được con mình bị bệnh tay chân miệng thông qua các triệu chứng: sốt, viêm loét miệng lưỡi, đau họng, phỏng nước ở bàn chân, tay, mông, gối. Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh tay chân miệng cũng như thuốc đặc trị bệnh cho trẻ. Do đó phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh.

Để phòng ngừa tay chân miệng, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện 6 biện pháp phòng ngừa như sau:

Rửa tay đúng cách để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Rửa tay đúng cách để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân bằng cách tắm gội hàng ngày, rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng là cách để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ xâm nhập của virus gây bệnh. Đặc biệt cả cha mẹ và bé cần chú ý giữ vệ sinh trong các thời điểm như khi chế biến thức ăn, trước lúc ăn, khi cho trẻ ăn, khi thay tã, sau khi đi vệ sinh và trước khi bế ẵm trẻ.

Vệ sinh thực phẩm

Ngoài việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần chú ý đến vệ sinh ăn uống bằng cách cho trẻ ăn chín uống sôi, tiệt trùng các vật dụng ăn uống, sử dụng nước sạch trong chế biến thức ăn và sinh hoạt hàng ngày. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mớm thức ăn cho trẻ, ngăn ngừa trẻ mút tay, ngậm đồ chơi. Trong nhà trường cũng như gia đình, cần tách các đồ vật của các bé, không dùng chung khăn tay, cốc uống nước, bát đĩa  đũa thìa…giữa các trẻ để phòng bệnh tay chân miệng.

Giữ sạch đồ chơi

Các đồ chơi và vật dụng hàng ngày của trẻ tại gia đình và trường mẫu giáo cần được lau chùi, tiệt trùng thường xuyên sạch sẽ bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Virus gây bệnh tay chân miệng có thể phát tán khắp nơi. Do đó cha mẹ và cô giáo nên chú ý vệ sinh cả các bề mặt sinh hoạt như dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà, mặt bàn…để phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ.

Giữ gìn sạch sẽ đồ chơi của trẻ
Giữ gìn sạch sẽ đồ chơi của trẻ

Xử lý chất thải của trẻ

Virus gây bệnh có thể lây truyền thông qua phân.  Trẻ nhỏ thường chưa tự giác trong việc đi vệ sinh, do đó chất thải của trẻ nếu không được xử lý kịp thời có thể là nguyên nhân bệnh tay chân miệng cho trẻ khác. Mỗi gia đình và trường học nên sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý kịp thời chất thải và phân của trẻ để đổ vào nhà vệ sinh và dọn rửa nhanh chóng.

Theo dõi trẻ thường xuyên

Ngoài việc phòng chống tay chân miệng cho bé, cha mẹ cần theo dõi trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh ở trẻ. Tổ chức cách ly, điều trị để tránh lây lan sang trẻ khác và giảm nguy cơ gặp biến chứng sau này.

Cách ly trẻ khi bị bệnh

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được cách ly ít nhất 10 ngày từ khi có biểu hiện bệnh. Trong giai đoạn này, mẹ cần cho trẻ điều trị tại nhà, không đưa đến lớp để phòng bệnh tay chân miệng cho các bạn khác cũng như hạn chế trẻ tiếp xúc với anh chị em trong gia đình.

Phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ. Trên đây là các phương pháp phòng bệnh mà phụ huynh không thể bỏ qua để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, vui tươi.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới