Hướng dẫn bài xoa bóp bấm huyệt vùng đầu mặt giúp bạn chữa bệnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn bài xoa bóp bấm huyệt dưỡng sinh phòng và chữa bệnh. Dưới đây là bài xoa bóp bấm huyệt vùng đầu mặt giúp bạn chữa bệnh.

Hướng dẫn bài xoa bóp bấm huyệt vùng đầu mặt giúp bạn chữa bệnh

1. Chà tai

Giúp thận khỏe, ấm lưng, mắt sáng, nhẹ khớp vai, giảm huyết áp, phòng ngừa được tai biến, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
Đầu tiên, hãy dùng ngón trỏ và ngón giữa đồng thời chà để đánh nóng phía trước và sau loa tai (H1). Vùng này gồm các kinh thái dương Tiểu Trường, thiếu dương Tam Tiêu và thiếu dương Đởm đi qua, chính vì vậy khi chà nóng vùng này sẽ giải quyết được các bệnh tim mạch, tim bỏ nhịp, tai điếc, ù tai, đau họng; sưng hàm; đắng miệng; đau vai; bụng trướng; đái dầm.
Ngoài ra sáng ngủ dậy, hãy dùng 2 ngón trỏ của cho vào 2 lỗ tai, sau đấy lại kéo tay ra, làm liên tục như vậy trong vòng 1 phút. Làm cách này sẽ làm cho màng nhĩ được tác động liên tục, tai lúc nào cũng rất thính, về già sẽ không bị lãng tai.

2. Gõ răng

Hai hàm răng đánh vào nhau 21 lần, giúp thận khỏe, răng luôn chắc khỏe.

3. Đảo lưỡi

Miệng đóng lại, sau đấy dùng lưỡi đảo khắp miệng để kích thích tăng tiết nước bọt. Nước bọt rất quan trọng với cơ thể, nó được mệnh danh là nước “cam lồ” , là “dòng suối dưỡng sinh” bởi tác dụng tuyệt vời của nó. Nước bọt là sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ. Nhiều nhà dưỡng sinh đời xưa như Vương Chất đời Tấn, Lưu Kinh đời Hán đều vận dụng phương pháp “dưỡng sinh nước bọt” mà nhờ đó sống đến trăm tuổi.

4. Vuốt vòng môi

Dùng ngón tay trỏ của tay phải (kinh đại trường) xoa xung quanh vòng môi từ phải qua trái sẽ kích thích nhu động ruột, từ đấy chữa được táo bón.

5. Vuốt sơn căn dọc theo pháp lệnh xuống má (H2)

Dùng sống bàn tay để vuốt từ sơn căn xuống má có thể chữa được chứng nhức răng, tim bỏ nhịp, thường xuyên hồi hộp, đoản khí, thở không sâu.

6. Dùng hai tay xoa xung quanh 2 hốc mắt

Vuốt 7 lần theo vòng tròn xung quanh hốc mắt chữa cứng cổ gáy, làm mắt sáng, gan tốt lên. Những người gan kém nhìn vào mắt sẽ thấy ngay. Người thông minh, khỏe mạnh mắt sẽ rất sáng và long lanh. Ngoài ra hốc mắt là nơi phản chiếu ngực và buồng trứng ở phụ nữ, nên lúc này xoa hai bên hốc mắt chữa chứng kinh nguyệt không đều, giúp phòng ngừa nguy cơ bị u vú, u buồng trứng, tử cung có vấn đề.

Vuốt 7 lần theo vòng tròn xung quanh hốc mắt chữa cứng cổ gáy, làm mắt sáng, gan tốt lên

7. Vuốt từ huyệt thượng tinh đến đầu mày (H3)

Chụm 3 ngón tay (trỏ, giữa, áp út) vuốt từ Thượng Tinh xuống đầu mày 7 lần cho chân ấm. Người khỏe mạnh thì chân lúc nào cũng phải ấm, còn nếu ngược lại tức đang có vấn đề về sức khỏe. Nhất là các chị em, bây giờ mình thấy bị chứng mùa đông tay chân lạnh rất nhiều, rất tai hại. Ngoài ra huyệt THƯỢNG TINH là 1 huyệt tán phong rất hay, chính vì vậy mà nó chữa chứng chảy nước mũi hay nghẹt mũi rất công hiệu, rồi chữa được nhức đầu, chóng mặt, sợ gió, mắt đỏ.

8. Day từ giữ chân mí tóc trán ra hai bên huyệt Đầu Duy (H4)

Trị đau 2 bên đầu, hoa mắt, ù tai, viêm mũi dị ứng, viêm xoang và đau mỏi vai. Trên vùng này có 1 huyệt để chữa nghẹt mũi và viêm xoang cực hay, phải nói cứ bấm là thấy ngay hiệu quả chỉ sau mấy phút, mũi thông thoáng ngay.

9. Cào đầu

Dùng 5 đầu ngón tay của 2 bàn tay cào đầu từ trước ra sau, giúp lưu thông khí huyết, chữa đau đầu, thiếu máu lên não, chữa cứng gáy và làm hạ huyết áp.

10. Hai tay đan lại, sau đấy chà nóng vùng cổ gáy

Làm cách này giúp chữa các chứng cứng gáy, tăng cường lưu thông khí huyết đến vùng này, từ đấy làm chậm quá trình thoái hóa các đốt sống cổ, phòng ngừa tăng huyết áp, đau đầu, rối loạn tiền đình.

Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ Y học cổ truyền chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới