Nấm lưỡi ở trẻ, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nấm lưỡi ở trẻ không phải là bệnh nguy hiểm, không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhưng chúng thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát. Bệnh nếu không xử lý đúng cách cũng dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn rất nguy hiểm ở trẻ.

viem-luoi-trang-o-tre
Biểu hiện ban đầu của nấm lưỡi chỉ là những chấm trắng có hình tròn ở lưỡi

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ dân giàn còn gọi là tưa lưỡi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ sơ sinh đến 10 tuổi, thậm chí 15 tuổi.

Biểu hiện ban đầu chỉ là những chấm trắng có hình tròn ở lưỡi. Dần dần chúng tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi trẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ có thể khiến trẻ khuôn muốn bú, nếu trẻ lớn hơn có thể khiến trẻ không ăn được vì đau đớn.

Nếu tình trạng này để lâu và nặng có thể gây nên tình trạng viêm đỏ. Nhưng nếu cậy những mảng trắng ấy có thể gây chảy máy và dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

>>Hãy truy cập chuyện mục Sức khỏe – Làm đẹp để biết thêm thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân gây nấm lưỡi

Nấm lưỡi ở trẻ do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do Candids albican. Đây là một loại nấm cơ hội có trong cơ thể mỗi người, nếu vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém sẽ làm bệnh phát triển.

Bệnh lý này thường xuất hiện khi trẻ không được vệ sinh miệng cẩn thận, khi bú sữa bột xong không được cho uống nước tráng miệng. Với trẻ lớn có thể do khi ăn xong không vệ sinh răng miệng, thường xuyên ăn đồ ngọt vào ban đêm.

Bệnh để lâu có thể lan ra khắp lưỡi làm mất vị giác của trẻ, khiến trẻ lười ăn, thậm chí có thể lan xuống đường ruột gây tiêu chảy kéo dài.

chua-viem-luoi-tra
Hẳng ngày cần hướng dẫn trẻ đánh răng và xúc miệng cẩn thận sau khi ăn

Xử lý nấm lưỡi đúng cách

Nấm lưỡi thường xuất hiện khi sức đề kháng của trẻ kém và có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.

Khi trẻ bị nấm lưỡi hằng ngày bạn nên dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé. Còn với trẻ lớn cần hướng dẫn trẻ đánh răng và xúc miệng cẩn thận sau khi ăn. Không nên cho trẻ ăn kẹo ngọt vào buổi tối để tránh cho nấm lưỡi phát triển.

Nếu bị nấm lưỡi ở mức độ nhẹ, hằng ngày bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng và dùng gạc lau miệng lưỡi để giảm nấm lưỡi và phòng tránh bệnh.

Ngoài ra, để giảm tình trạng nấm lưỡi cần hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng hoặc quá mặn, ăn nhiều trái cây rau quả các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của bệnh.

Tốt nhất nếu trẻ có biểu hiện mắc bệnh lâu ngày, nấm lưỡi quá dày, các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được hướng dẫn khác phục và điều trị.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới