Ngành Y có đáng bị “ném đá” nhiều đến vậy?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Những cú sốc trong ngành Y chỉ phản ánh một phần của tảng băng chìm đó là sự xuống cấp đạo đức xã hội ở mọi ngành nghề.  Liệu ngành y có đáng bị ném đá?

Rõ ràng không chỉ riêng ngành Y mà ở tất cả mọi ngành nghề khác đạo đức xã hội đang xuống cấp trầm trọng chỉ riêng lĩnh vực y tế bị lên án mạnh mẽ bởi liên quan đến sinh mạng con người.

Ngành Y có đáng bị “ném đá” nhiều đến vậy?

Thực tế xã hội có nhiều chấn động gây hoang mang

Nổi lên trong thời gian qua rõ ràng nhất đó là các vụ hành hung Bác sĩ, nhân viên y tế xảy ra liên tục khiến cho không ít người thầy thuốc phải nhập viện điều trị. Điều này không chỉ khiến ngành Y bị tổn hại khiến dư luận hoang mang trước các vụ việc bạo hành xảy ra để rồi mọi người xúm vào chỉ trách “đều do Bác sĩ mà ra cả”. nhìn vào thực tế xã hội cũng có rất nhiều các vấn đề nặng nề chấn động xã hội như tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng, chuyện trẻ em bị bạo hành, các vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em… khiến cho dư luận phẫn nộ. Chỉ duy nhất ngành Y khi những người thầy thuốc, nhân viên y tế bị bạo hành không một cơ quan chức năng nào đứng ra bảo vệ. Như vậy không chỉ riêng ngành Y mà đạo đức cả  hệ thống xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng ngày từ trong cách giáo dục của mỗi gia đình.

Bác sĩ Minh Tâm phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Chúng ta cần nhìn nhận lại cách giáo dục của mỗi gia đình khi ai cũng mong muốn con mình được vào chỗ “thơm, tốt” để làm ăn, thậm chí cố gắng bỏ tiền ra chạy chức quyền bằng được. Hoặc có người còn dạy con kiểu “ăn cỗ đi trước lội nước theo sau” dẫn đến tình trạng con người chỉ muốn nhận phần hơn về mình mà không muốn chịu thiệt để rồi các vấn đề tham nhũng , chức quyền, tham lam, khôn lỏi… Ngay cả ở bệnh viện ai cũng muốn mình được khám trước, không chịu xếp hàng, thậm chí ai cũng muốn ưu tiên đến lượt mình khám bệnh. Bác sĩ khám kĩ càng cho bệnh nhân rồi bị la ó làm việc chậm trễ, tắc trách, khám bệnh nhanh lại kêu gào làm việc không có tâm.

Bạn Hải An đang học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đưa ra quan điểm của mình: Mọi cái gốc của vấn đề đều từ giáo dục mà ra, đôi khi vì lợi ích trước mắt khó ai còn phân biệt được cái tốt, cái xấu. Nếu không chú trọng giáo dục đạo đức cho con người từ nhỏ làm sao có thể hình thành một xã hội tốt đẹp, biết cảm thông, thấu hiểu cho nhau. Các vấn đề của ngành Y nói riêng cũng như các ngành nghề khác phản ánh thực trạng xuống cấp của đạo đức xã hội và cần cả một thế hệ chung tay vực dậy chứ không chỉ riêng ngành Y.

Ngành Y vốn là một ngành cao quý được cả xã hội trọng vọng đề cao bởi người thầy thuốc có tri thức cao giúp cứu chữa bệnh cho con người. Để vực dậy ngành Y chúng ta cần cải thiện hình ảnh nhân viên y tế tốt hơn và chấm dứt hoàn toàn các vấn nạn y tế đã và đang xảy ra.

Ngành Y ì ạch có phải do cơ chế thị trường?

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa hầu như tất cả các ngành nghề đều chuyển mình đổi mới, cải tiến không còn tình trạng nhà nước bao cấp. Chỉ riêng ngành Y vẫn bị kìm kẹp ì ạch không thể đổi mới, nhà nước vẫn bao cấp, trả lương cho người thầy thuốc một cách cào bằng. Trong khi người thầy thuốc cũng phải bỏ công sức lao động ra làm việc nhưng thu nhập chế độ đãi ngộ không hề tương xứng. Liệu có phải do kinh tế thị trường đã khiến ngành y rơi vào tình trạng này?

Chị Ngọc Liên giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Tôi có tìm hiểu về chất lượng dịch vụ y tế ở các nước phát triển rất tốt, tất nhiên chúng ta không thể so sánh với họ khi mà nền kinh tế đất nước còn yếu kém. Có một điều rất đáng học hỏi người ta đối xử rất tốt với nhân viên y tế, ngay từ nhỏ những đứa trẻ đã được giáo dục về lòng biết ơn đối với những người cứu tính mạng mình. Còn ở nước ta đời sống nhân viên y tế chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí tự loay hoay mưu sinh để đảm bảo đời sống bởi thu nhập thấp. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng một số bộ phận bất chấp việc làm sai để trục lợi cá nhân cho mình.

Thực tế ngành y cần được coi như một ngành dịch vụ đặc biệt được vận động theo quy luật kinh tế thị trường mới có thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Đồng thời từ bỏ lối tư duy bao cấp ngành y sẽ khắc phục được các vấn nạn của ngành y hiện nay. Không chỉ vậy chúng ta cũng cần một cơ chế chính sách quản lý tốt, có sự nghiêm minh, công bằng mới giúp điều chỉnh hành vi của con người và mang lại các lợi ích thiết thực nhất cho người bệnh cũng như thầy thuốc, cải thiện ngành Y một cách tốt nhất.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới