Theo đề án tuyển sinh 2022 mới công bố, ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ không tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, dành toàn bộ chỉ tiêu xét tuyển kết hợp bắt đầu từ năm 2023.
- Y sĩ YHCT học lên Cao đẳng Vật lý trị liệu có được cấp bằng chính quy?
-
Xét tuyển liên thông Cao đẳng Xét nghiệm năm 2022 cần điều kiện gì?
Điểm mới trong quy chế tuyển sinh 2022 của trường ĐH Kinh tế Quốc dân:
Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học trường ĐH Lương Thế Vinh, hôm qua ngày 16/6, trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã chính thức công bố đề án tuyển sinh năm 2022. Trong các quy chế được công bố, có lẽ thông tin đáng chú ý nhất phải kể đến dự kiến từ năm 2023 trường sẽ không tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và một số phương thức khác mà tuyển sinh chính bằng phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển sớm và một số chỉ tiêu nhỏ cho phương thức tuyển sinh thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể, kế hoạch tuyển sinh của trường ĐH Kinh tế Quốc dân đặt ra trong năm 2023 đó là dành 70% chỉ tiêu cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy hoặc xét hai tiêu chí này cùng nhau. Bên cạnh đó trường sẽ dành 30% chỉ tiêu còn lại cho những em xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và các điểm học thuật khác.
Lý giải về chủ chương không xét tuyển đại học bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT:
Là một trong những trường đầu tiên sử dụng đa dạng phương thức trong tuyển sinh đại học, đến nay, đại học Kinh tế Quốc dân cũng tiên phong với xu hương giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh đại học từ thi tốt nghiệp THPT. Lý giải cho sự thay đổi này, đại diện của trường cho biết, đây hẳn là xu hướng tất yếu và sẽ được nhiều trường đại học sử dụng trong thời gian tới. Bởi rõ ràng so với năm 2021, đề án tuyển sinh của hầu hết các trường năm 2022 chỉ tiêu tuyển sinh từ điểm tốt nghiệp THPT đều giảm mạnh, từ 50 – 70% xuống còn khoảng 35%.
Đại diện trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng nhận định rõ: thực tế kỳ thi tốt nghiệp THPT được thiết kế để phục vụ xét tốt nghiệp, bản thân trường cũng phải có những căn cứ khác để tuyển chọn đầu vào một cách chính xác, khách quan hơn, đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường.
Hơn nữa, trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố kế hoạch tuyển sinh của năm 2023 trong đề án tuyển sinh năm 2022 để thí sinh có đủ thời gian chuẩn bị, thích nghi với thay đổi. Việc kế hoạch được áp dụng chính thức hay không sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bàn thảo và chờ Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Từ năm 2012, sau khi Luật Giáo dục Đại học được ban hành, Bộ GD&ĐT bỏ kỳ thi 3 chung, từ đó các trường đại học bắt đầu mở rộng tuyển sinh với nhiều phương thức. Ngay từ thời điểm đó, trường ĐH Kinh tế Quốc dân là trường đầu tiên đưa ra dự kiến không tuyển sinh từ điểm thi tốt nghiệp.
Dịnh bệnh Covid – 19 bùng nổ, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 được chuyển thành tốt nghiệp THPT với mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp là chính, vì thế đề thi tốt nghiệp cũng được thiết kế dễ hơn, tính phân loại giảm. Khiến các trường đại học, đặc biệt là những trường top đầu đều phải đa dạng ngành nghề đào tạo, bổ sung các phương thức khác hoặc đưa ra tiêu chí phụ trong xét tuyển.
Cùng với sự khuyến khích của Bộ GD&ĐT về tự chủ, đa dạng phương thức tuyển sinh của các trường nên xu hướng này cũng có cơ sở hơn. Bên cạnh đó Bộ cũng khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh cần đảm bảo sự ổn định, tránh gây xáo trộn, biến động lớn, ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn đảm bảo, tuân thủ các quy định của Bộ.
Tin tức giáo dục tuyển sinh năm 2022, trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển 6.100 chỉ tiêu, tăng 100 so với năm ngoái. Bên cạnh việc giữ ổn định ba phương thức như năm 2021, gồm tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường với tổng chỉ tiêu là 63%, xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 chiếm 35%; Đại học Kinh tế Quốc dân dành 2% chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy.
Dự kiến, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với thí sinh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 là 20 điểm, đã bao gồm điểm ưu tiên.