Tác hại của bóng cười có thể gây ra các bệnh về thần kinh, tim mạch hoặc thậm chí gây tử vong ngang với “đập đá”, thay vì chỉ là thú vui xả stress như nhiều người lầm tưởng. Nói cách khác, bóng cười chính là “kẻ giết người đội lốt nụ cười”.
- Thuốc Tây chữa bệnh rối loạn nhịp tim có thể gây tác dụng phụ?
- 3 nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cấp tính vô vùng nguy hiểm
- Đặc điểm và khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai
“Bóng cười” là gì?
Bóng cười còn được gọi là funkyball thực chất chỉ là một quả bóng bình thường được bơm khí Nitrous oxide (N2O). Các chuyên gia của Đại học Y Hà Nội giải thích, N2O là loại khí dùng trong y tế có tác dụng gây mê không mất tri giác. Khi sử dụng với nồng độ thấp, khí này có thể tan vào máu, tác động vào các dây thần kinh kích hoạt trung tâm gây cười trong não, khiến người dùng “cười ảo”, cười trong vô thức.
Nhiều người cho rằng, việc hít loại bóng này chỉ có ý nghĩa gây cười để “mở đầu” cho những cuộc vui, xả stress hiệu quả mà không biết rằng, các tác hại của bóng cười có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, tim mạch, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh trầm cảm và dẫn tới thiệt mạng nếu lạm dụng với liều lượng cao.
Tác hại của bóng cười
Theo GS.TS Trần Hồng Côn (Trường Đại học KHTN, ĐH quốc gia Hà Nội), loại khí N2O dùng trong bóng cười chỉ được sử dụng trong y tế với định mức liều lượng cụ thể, ở nước ngoài cho phép sử dụng bóng cười tuy nhiên phải có sự kiểm soát tỷ lệ và nồng độ nghiêm ngặt. Trong khi ở Việt Nam, chưa có chế tài nào về kiểm soát loại khí gây cười này trên thị trường cả về liều lượng lẫn nguồn gốc.
Trên thực tế tại các nước được sử dụng hợp pháp thú chơi này đã ghi nhận được những “tác hại của bóng cười” với tính mạng con người. Theo thông tin y học thế giới, tại Mỹ có 15 người chết vì nóng cười mỗi năm. Tại Anh, số người tử vong vì trò chơi này từ năm 2006 -2012 là 17 người.
Tuy chưa có kết luận cụ thể nào về tác hại của bóng cười, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng khi hít phải khí gây cười, con người sẽ bị kích thích ảo giác, không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của bản thân, đồng thời cũng cảnh báo rằng thực chất việc sử dụng bóng cười cũng giống như một loại “đập đá” nhưng với liều lượng nhỏ và thời gian ảnh hưởng ngắn hơn.
Những tác hại của bóng cười được chuyên gia y tế đưa ra như sau:
- Khí cười khi đi vào cơ thể sẽ thay thế oxy trong phổi, gây ra tình trạng thiếu oxy tạm thời.
- Khí cười làm giảm khả năng hình thành bạch cầu, là nguyên nhân gây mệt mỏi, chóng mặt, mất khả năng tập trung, thay đổi tính thần nếu sử dụng trong thời gian dài, dùng lâu có thể gây nghiện.
- Tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các bệnh học nội khoa như: tim mạch, hen suyễn và bệnh đường hô hấp, thậm chí có thể gây ngừng thở.
- Những ảo giác do bóng cười gây ra nếu hít liên tục với liều lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.
Tác hại của bóng cười đã vượt quá giới hạn của một trò chơi giải trí, gây cười. Đây thực sự là một mối đe dọa với sức khỏe mà còn người cần phòng tránh.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn