Thai phụ cần làm gì để tránh lây nhiễm trong mùa dịch Covid-19?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để bảo vệ sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, các thai phụ cần nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm minh khuyến cáo của Bộ Y tế về cách phòng chống dịch bệnh.

Thai phụ cần làm gì để tránh lây nhiễm trong mùa dịch Covid-19?

Dịch bệnh Covid-19 do SARS-CoV-2 gây ra đã lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo đó, hiện nay vẫn chưa có vắc – xin hay thuốc điều trị căn bệnh này. Vì thế các đối tượng có sức đề kháng kém cũng như các chị em phụ nữ đang mang bầu cần hết sức thận trọng. Tuy rằng, các nghiên cứu gần đây cho thấy chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, hay mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh. Người ta cũng không tìm thấy virus SARS-CoV-2 qua xét nghiệm rau thai, máu cuống rốn, nước ối hay sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có báo cáo cho thấy viêm phổi do virus nói chung ở phụ nữ có thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh. Do vậy, để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19,  giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã khuyến cáo thai phụ thực hiện một số điều sau đây:

Về chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực

Phụ nữ có thai có thể lây bệnh như những người khác nếu tiếp xúc với mầm bệnh, do vậy hạn chế ra khỏi nhà là cách phòng bệnh tốt nhất. Bạn chỉ ra khỏi nhà nếu thật cần thiết và cần áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh, hạn chế chạm tay vào các vật có nhiều người tiếp xúc như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, dụng cụ tập thể dục, thể thao nơi công cộng, ghế ngồi, thiết bị vệ sinh công cộng, cây ATM, vé gửi xe…

Ngoài việc bổ sung đầy đủ, cân đối các dưỡng chất, cần thiết cho phụ nữ mang thai, bạn cần đặc biệt lưu ý bổ sung vitamin D và rèn luyện thân thể phù hợp.

Vệ sinh sạch sẽ nhà ở và nơi làm việc

Khi ở nhà hoặc đến nơi làm việc, bạn nên mở cửa sổ để lưu thông không khí trong nhà. Mở cửa sổ giúp phòng nhiều ánh sáng có tác dụng sát khuẩn và tăng cường tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Nếu không mở rộng cửa sổ vì lý do thời tiết, bạn có thể sử dụng các loại quạt thông gió nhằm tăng cường lưu thông không khí trong nhà.

Khám thai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Đặc trưng của virus SARS-CoV-2 là lây nhiễm qua giọt bắn của người nhiễm bệnh, qua hắt hơi, ho, nói. Giọt bắn có chứa virus tồn tại trên các bề mặt như bàn ghế, đồ dùng với thời gian khá lâu, đặc biệt là trên các đồ vật bằng kim loại như tay nắm cửa, vòi nước. Vì thế việc vệ sinh nơi làm việc và nơi ở tạo khả năng loại trừ virus rất cao. Tuy nhiên với việc sử dụng các hóa chất tẩy rửa, phụ nữ có thai cần đặc biệt lưu ý.

Khám thai định kỳ

Cô Lâm Nhung – Giảng viên đào tạo  Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hạn chế ra ngoài là phương án tối ưu để phòng dịch, tuy nhiên việc đi khám thai định kỳ rất cần thiết. Trong bối cảnh dịch bệnh, bạn chỉ nên khám thai theo lịch hẹn của thầy thuốc, trừ khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra.

Theo đó, bạn cũng chỉ nên siêu âm khi thực sự cần thiết, vì khi siêu âm bạn có thể lây nhiễm virus nếu đầu dò siêu âm không được khử khuẩn trước khi siêu âm. Trong quá trình khám bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay ngay sau khi tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa, thiết bị vệ sinh, tay vị cầu thang, tránh đến cơ sở y tế vào giờ cao điểm nhằm đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh.

Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực, phụ nữ có thai cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, không hoảng loạn khi có các triệu chứng này, lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm cũng có thể gây sốt, ho…

Cuối cùng, nếu cần tìm hiểu thông tin, kiến thức về chăm sóc thai sản, bạn cần liên hệ với cán bộ y tế hoặc tìm hiểu từ những nguồn thông tin chính thống trên các trang tin tức Y tế uy tín, không nên tìm hiểu và làm theo những thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học lan truyền trên mạng xã hội.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới