Theo ngành Y đừng mơ tưởng hão huyền

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chỉ người đứng ngoài cuộc mới có suy nghĩ như vậy thực tế nuôi mộng làm giàu bằng nghề y là một sai lầm hay nói cách khác cuộc chơi quá tốn kém.

Ngành Y khắt khe thôi chưa đủ

Với các cán bộ nhân viên y tế họ luôn phải rèn luyện mình trong khuân khổ theo những quy tắc cứng nhắc ở bệnh viện mà nếu không tuân thủ sẽ bị phạt. Bởi vì dư luận, xã hội sẽ thông qua hình ảnh nhân viên y tế để đánh giá toàn bộ hệ thống. Có nhiều người nói việc phạt nhân viên không ở bục đón tiếp hoặc mặc áo blouse để ra ngoài mua sắm, đi chơi là quá khắt khe. Thậm chí có những bệnh viện còn đưa ra mức phạt lớn nếu nhân viên sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.

Theo ngành Y đừng mơ tưởng hão huyền

Bác sĩ Hải Yến công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Không chỉ người thầy thuốc mà các nhân viên  y tế cân biết giữ gìn hình ảnh của mình trước công chúng ngay từ cách giao tiếp, ứng xử, thái độ với bệnh nhân đều phải hòa nhã nhẫn nhịn. Đặc biệt trong công việc cần khắt khe hơn nữa bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy hiểm cho bệnh nhân.

Theo ngành Y rồi mới hay nghề chẳng màu hồng như khi xưa vẫn mộng tưởng, công việc áp lực, học hành vất vả trau dồi kiến thức thật tốt mới có thể ra trường. Mà nào ai cho bạn khám bệnh khi không có chuyên môn, vì vậy các Bác sĩ trẻ lại mất 2-3 năm để học chuyên khoa I, II, rồi thực hành thành thạo, chuẩn mực mới đủ khả năng khám bệnh cho người dân.

Ngành Y luôn bị soi mói nhiều

Hẳn ai cũng biết ngành Y luôn bị soi mói nhiều nhất đặc biệt việc giao tiếp, mối quan hệ với bệnh nhân cần theo một chuẩn mực. Chỉ một sai sót nhỏ ngay lập tức những người thầy thuốc sẽ bị bêu rếu trên mạng với đủ lời lẽ. Nữ điều dưỡng viên Minh Thư làm việc tại bệnh viện Bạch Mai đang học Cao đẳng Dược văn bằng 2 buổi tối chia sẻ: Với nhân viên y tế nếu không giữ hình ảnh của mình sẽ nhanh chóng bị người bệnh nhảy vào chỉ trích phán xét, dù chỉ là gác chân lên ghế để nối chuyện với bệnh nhân cũng khiến cho dư luận dậy sóng cho rằng Bác sĩ coi thường bệnh nhân. Không chỉ vậy ban lãnh đạo phát ngôn không hợp lí cũng bị truyền thông bêu tên ầm ĩ trên mạng.

Thời buổi kim tiền, đồng tiền lên ngôi, xã hội cũng hỗn loạn hơn, đạo đức xuống cấp trầm trọng. Vì vậy nhân viên y tế cần khắt khe với chính bản thân mình, hòa nhã lịch thiệp với bệnh nhân và người dân mới có thể khiến cho họ an tâm chữa bệnh hơn.

Nữ hộ sinh Vân Anh công tác tại bệnh viện Phụ Sản từng học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Theo ngành y đâu có phải màu hồng, thời gian học dài gấp đôi các ngành khác, người trẻ nhất ra trường cũng đã 24 tuổi, tuổi trẻ sinh viên dành hết thời gian ở bệnh viện. Muốn được hành nghề phải học chuyên khoa, muốn nghiên cứu phải học thêm cao học mất 2 năm, rồi nghiên cứu sinh lên tiến sĩ cũng mất 3 năm. So với ngành khác, người theo ngành Y bao giờ cũng chậm hơn một bước, ngẫm lại bạn bè cùng lứa đã ra trường có sự nghiệp ổn định còn bản thân mình vẫn mòn mỏi ngồi ghế giảng đường. Không những vậy kiến thức y học hiện đại thường xuyên phải cập nhật trau dồi, nghiên cứu tài liệu, tham gia các hội nghị, hội thảo để có thêm kiến thức mới không bị yếu thế so với người khác. Không chỉ vậy ảnh hưởng từ công việc cũng rất lớn khi Bác sĩ, nhân viên  y tế phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh tật rất cao, trong khi đó phụ cấp độc hại, chế độ đãi ngộ có đáng bao nhiêu?

Hành nghề vất vả là vậy nhưng dư luận xã hội chỉ nhìn vào những điểm tiêu cực chứ đâu có công nhận những gì họ đóng góp được, xu hướng rẻ rúng người thầy thuốc ngày càng cao. Bởi vậy theo nghề y đừng mơ mộng hão huyền, nếu không đủ can đam, lòng yêu nghề, nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khó thì nên chuyển ngành sớm.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới