Vắc-xin 6 trong 1 là vắc-xin tích hợp phòng ngừa được nhiều căn bệnh. Để đảm bảo ang toàn sức khỏe cho trẻ trước và sau khi tiêm các bậc cha mẹ cần có kiến thức về loại vắc-xin này.
- Thầy thuốc YHCT gợi ý món ăn bài thuốc cho trẻ thiếu máu
- Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi nào?
- Mùa lạnh nên ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch?
Tiêm phòng vacxin 6 trong 1 gồm những bệnh gì?
Các chuyên gia tư vấn sức khỏe mẹ và bé cho biết, cha mẹ thường quan tâm tới lịch tiêm chủng của trẻ cũng như lo lắng không biết bé có bị phản ứng phụ sau khi tiêm như sốt hay không. Đặc biệt đối với loại vacxin 6 trong 1 thì các bậc phụ huynh lại càng cần chú ý hơn, bởi đây là loại vắc-xin có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau:
Tiêm phòng vacxin 6 trong 1 gồm những bệnh gì?
Tác dụng của loại vacxin này là phòng được 6 bệnh nguy hiểm đối với trẻ em, bao gồm:
- Bệnh bạch hầu: Đây là căn bệnh gây ra bởi trực khuẩn bạch hầu. Nếu không được kịp thời điều trị thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: khó thở, viêm cơ tim, trụy tim dẫn đến tử vong…
- Bệnh ho gà: Nguyên nhân gây bệnh là bởi vi khuẩn ho gà, rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Bệnh có khả năng làm cho người bệnh bị suy hô hấp, viêm phổi, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí tử vong nếu không được điều trị và phát hiện sớm.
- Bệnh uốn ván: Bệnh do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra, tác hại của bệnh làm cho cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy và cơ thân co cứng lại.
- Bệnh bại liệt: Bại liệt có nguyên nhân từ virus Polio và được lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh có thể để lị di chứng nguy hiểm như mất vận động tay chân, tủy sống bị liệt, suy hô hấp, tử vong.
- Bệnh viêm gan B: Đây là một trong các bệnh nguy hiểm nhất về gan do virus viêm gan B gây ra. Nếu nghiêm trọng hơn thì có thể làm ung thư gan và suy gan.
- Bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib: Bệnh này có biến chứng hết sức phức tạp như: Khó thở, nhiễm trùng huyết, phù não, phù phổi cấp, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, các bậc cha mẹ nên hoàn thành việc tiêm chủng vacxin 6 trong 1 cho bé trước khi trẻ 24 tháng tuổi. Lịch tiêm của loại vacxin này cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:
- Mũi 1: tiêm khi trẻ 2 tháng.
- Mũi 2: tiêm khi trẻ 3 tháng.
- Mũi 3: tiêm khi trẻ 4 tháng.
- Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3.
Chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
Chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
Việc tiêm chủng có thể gây ra một số phản ứng thường gặp như: sưng nhẹ, đau ở vị trí tiêm. Nếu phản ứng mạnh, bé sẽ bị sốt dưới 38 độ C, kém ăn kém bí, khóc to và quấy… Thường thì những phản ứng này sẽ biến mất sau 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, nếu bé bị co giật, sốc phản vệ, khó thở, sưng cổ họng, nổi ban đỏ…thì phụ huynh nên đưa con nhập viện để có biện pháp điều trị kịp thời.
Để giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn sau khi tiêm, phụ huynh cần lưu ý một vài điều như sau:
- Sau khi tiêm xong không nên đưa bé về ngay mà nên ở lại cơ sở y tế trong vòng 30 phút.
- Khi về nhà bố mẹ lại tiếp tục theo dõi con trong 24 giờ tiếp theo kết hợp việc theo dõi ăn, ngủ, nhịp thở, thân nhiệt…
- Tránh chạm, đè vào vị trí tiêm của bé.
- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
- Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tiêm chủng là biên pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vì thế cha mẹ cần đảm bảo tiêm phòng đúng lịch, tạo hệ miễn dịch cả đời cho trẻ
Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam