Cây khế vị thuốc “thần dược” trong Y học cổ truyền

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cây khế là gì?

Cây khế là loại cây thuộc họ thân gỗ, Đông Y còn gọi là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử, quả to mọng nước, có hình ngôi sao năm múi. Không chỉ là loại cây ăn quả giàu vitamin, hương vị thơm ngon mà bên cạnh đó cây khế còn có rất nhiều công dụng, là vị thuốc thần dược trong Y học cổ truyền. 

Cây khế
Cây khế

Cây khế vị thuốc thần dược trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cây khế có tính bình, hầu hết các bộ phận của cây khế đều được dùng làm thuốc: Rễ cây khế tính bình, có vị chát, chua dùng làm thuốc trị bệnh chảy máu mũi, đau đầu mãn tính, tê khớp xương…; Lá chát, tính bình dùng làm thuốc trị mề đay, mụn nhọt, viêm dạ dày cấp tính; hoa có vị ngọt, tính bình dùng làm thuốc thanh nhiệt trị nóng, nhiệt…; trái có vị chua ngọt, tính bình được dùng làm thuốc trị đau họng, bệnh lỵ, trị ho do lạnh…

Trong múi Khế chua, chứa hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra trong Khế còn có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na, các vitamin A,C, B1, B2 và P… và đặc biệt là có nhiều vitamin K.

Bài thuốc Đông Y chữa bệnh từ cây khế cực hiệu quả

Đông Y có nhiều bài thuốc dân gian sử dụng cây khế để chữa nhiều bệnh như: chữa dị ứng, mẩn ngứa mầy đay, bí tiểu đau tức bàng quang, chữa ho khan có đờm…. rất đơn giản nhưng lại hết sức hiệu quả.

Bài thuốc Đông Y chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay: Lá khế rửa sạch, vò nát và bôi lên chỗ mẩn ngứa. Các nốt mẩn ngứa sẽ dịu

Bài thuốc chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Bí tiểu hay đi tiểu khó là biểu hiện của sự kháng cự của các lớp co thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Trong Đông y, để chữa trị bệnh này, dùng 7 quả khế chua, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống, nấu với 600ml nước sắc cạn còn khoảng 300ml nước để uống. Ngoài ra lấy một quả khế và một củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.

Bài thuốc Đông Y lợi sữa: Hạt khế đem phơi khô, giã nát và sắc uống thường xuyên, sữa sẽ ra nhiều.

Hạt khế
Hạt khế

Bài thuốc Đông Y phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Lấy 20g khế, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g sắc uống thay nước.

Bài thuốc chữa ngộ độc nấm: Lấy lá khế 20g, lá lốt 10g, đậu ván đỏ 20g. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch cho vào cối giã nát hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống khoảng  2-3 lần là khỏi.

Bài thuốc chữa nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20-40g rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống chia làm hai lần trước bữa ăn.

Bài thuốc phòng bệnh sốt xuất huyết: Vào mùa nắng nóng, đây chính là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh. Để phòng bệnh, ta sắc 16g lá khế, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hàng ngày.

Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 8-12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8-10g, kinh giới 8-10g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm hai lần uống trước bữa ăn.

Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều tác dụng mà cây khế mang lại. Tuy nhiên các Bác sĩ Đông Y cũng khuyến cáo người bị bệnh thận không nên ăn khế vì chất axit trong khế dễ gây ra sỏi thận. Trẻ em trong giai đoạn phát triển cũng không nên ăn khế vì chất axit oxalic sẽ cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới