Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả say nắng ở trẻ em

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Vào mùa hè, các hoạt động ngoài trời diễn ra rất sôi nổi và thu hút trẻ, tuy nhiên chính những hoạt động này lại khiến trẻ có nguy cơ bị say nắng nhiều hơn.

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả say nắng ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả say nắng ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết say nắng ở trẻ em

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, khi trời nắng nóng, cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng điều hòa thân nhiệt để giảm nhiệt độ như: Giãn nở mạch máu khiến máu dồn nhiều tới da, làm thoát nhiệt ra ngoài, tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động, tiết nhiều mồ hôi để hạ nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ chế tự điều hòa thân nhiệt của con người chỉ được diễn ra trong một thời gian nhất định để thích ứng với nhiệt độ môi trường. Khả năng tự điều hòa thân nhiệt ở mỗi người mỗi khác nhau, do đó trẻ em thường có sức chịu đựng kém hơn người lớn rất nhiều và dễ gặp nguy hiểm khi bị say nắng.

Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, khi nhiệt độ của môi trường bên ngoài tăng nhanh và cao, cơ thể trẻ bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi, điều này có thể gây ra những biến đổi trầm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ em. Khi bị say nắng, trẻ sẽ có những biểu hiện thông thường như sau:

  • Da nóng bừng, ửng đỏ, sốt cao trên 40 độ C.
  • Trẻ không có mồ hôi.
  • Trẻ bị nhức đầu do nhịp tim đập nhanh.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở, động tác chậm chạp, thiếu chính xác.
  • Các mạch máu ở cổ và hai bên thái dương đập mạnh.
  • Tổng trạng lơ mơ,
  • Trường hợp nặng, trẻ có thể bị chuột rút khiến cơ thể co cứng, cơ bắp đau. Sau đó cơ mềm nhũn, đau bụng, nôn mửa, mê man, mất ý thức.
  • Nhiều trường hợp trẻ còn có hiện tượng co giật, động kinh, sốc, ngừng thở, nếu không cấp cứu nhanh sẽ dễ tử vong.

Trẻ hoạt động ngoài trời quá lâu làm tăng nguy cơ bị say nắng

Trẻ hoạt động ngoài trời quá lâu làm tăng nguy cơ bị say nắng

Xử trí khi trẻ bị say nắng

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, say nắng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em, chính vì vậy phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám cấp cứu trong thời gian gần nhất, trong thời gian đó cần thực hiện một vài thao tác sơ cứu:

  • Theo những tin tức Y Dược mới nhất, việc đầu tiên cha mẹ cần làm chính là nhanh chóng đưa trẻ vào nơi mát mẻ, thoáng khí. Cởi bỏ những thứ cản trở hô hấp của trẻ như cúc áo, cúc quần hoặc cởi bỏ luôn quần dài để hạ nhiệt.
  • Giải tán những người tập trung xung quanh, đồng thời thổi hơi quạt nhẹ cho trẻ, không phả thẳng vào mặt. Cho trẻ nằm, chân nâng cao.
  • Chườm khăn mát ở trán, ngực, nách, hai cánh tay, đùi để giúp lỗ chân lông của trẻ thông thoáng để nhiệt lượng thoát ra ngoài.
  • Nếu trẻ còn tỉnh, cho trẻ uống ngay một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
  • Trong trường hợp trẻ rơi vào hôn mê, nhúng người trẻ vào nước lạnh (nhiệt độ mát) có thể cứu sống trẻ.
  • Khi đã vượt qua các triệu chứng nguy hiểm, việc bù nước và các chất điện giải bằng cách cho trẻ uống nước pha muối (từ 4 – 5g muối trong một lít nước), nước ép trái cây, dung dịch oresol cho đến khi trẻ hết khát.
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống khi trẻ chưa tỉnh hẳn, phải đợi sau khi trẻ tỉnh táo mới cho ăn, uống để bổ sung nước và muối khoáng bị mất đi.
  • Cho trẻ uống thật từ từ, uống từng chút một để tránh tình trạng nôn ói, mỗi lần uống không vượt quá 300ml.

Sau khi sơ cứu cơ bản, trẻ đã dần ổn định, những biện pháp nêu trên vẫn cần tiếp tục thực hiện trên đường đưa trẻ đến bệnh viện, điều này rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới