Đề xuất tăng học phí ở các trường Đại học công lập

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các trường Đại học sẽ áp dụng cơ chế tự chủ (trừ các trường Đại học xuất sắc và những trường về chính trị), tùy từng trường sẽ có những mức học phí khác nhau loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, trường có quyền quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Đề xuất tăng học phí ở các trường Đại học công lập

Đề xuất tăng học phí ở các trường Đại học công lập

Đề xuất tăng học phí ở các trường Đại học công lập

Theo đó, các trường sẽ tăng học phí như sau: năm học 2020 – 2021 học phí mỗi tháng sẽ từ 2,05 – 5,05 triệu đồng/sinh viên (tùy nhóm ngành đào tạo). Tính theo năm học (10 tháng) sẽ tương đương 20,5 – 50,5 triệu đồng/sinh viên. Như vậy, so với mức học phí dành cho các trường chưa tự chủ tài chính ở cùng thời điểm năm học 2020 – 2021, học phí trường tự chủ cao gấp 2 đến 3,5 lần (trường chưa tự chủ sẽ thu 9,8 – 14,3 triệu đồng/năm học). Còn so với học phí trường ĐH công lập chưa tự chủ hiện nay (7,4 – 10,7 triệu đồng/năm học 2017 – 2018), học phí trên sẽ tăng gấp 2,8 đến 4,7 lần.

Sau khi đề án này được đưa ra, lãnh đạo một số trường Đại học đã đồng tình với quyết định này nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo thì bắt buộc phải nâng học phí. Tuy nhiên, với việc tăng học phí đồng loạt khi tự chủ, nhiều người lo ngại đây sẽ là gánh nặng học phí với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…

Chính sách dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Chính sách dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Chính sách dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Bên cạnh việc tăng học phí đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên thì cũng phải nghĩ tới những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nếu như tăng học phí sẽ có nhiều sinh viên phải bỏ học, nguy cơ này sẽ bị tăng cao, đây cũng chính là trăn trở của một số lãnh đạo các trường Đại học.

Nhiều ý kiến đưa ra cho rằng, bên cạnh việc tăng học phí thì quỹ học bổng cũng phải tăng, quỹ học bổng cũng cần phải tăng gấp 2 – 3 lần so với hiện tại. Sinh viên học giỏi, khó khăn sẽ được nhận học bổng nhiều hơn đồng thời với chính sách vay vốn học tập. Tự chủ học phí tăng, khi đó bắt buộc người học phải cân nhắc kỹ lưỡng trong lựa chọn trường học, ngành học để ra trường có thể làm việc, kiếm tiền bù đắp cho sự đầu tư trước đó. Việc tăng học phí giúp trường có nguồn tiền để đầu tư cho điều kiện học tập, tăng chất lượng đào tạo, khi đó sẽ có tác động ngược trở lại người học.

Trên thực tế cho thấy tại một số trường Đại học, Cao đẳng dân lập đã tăng học phí từ năm 2016 – 2017, có những trường tăng học phí kèm theo với việc tặng nhiều suất học bổng cho sinh viên. Ví dụ như Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trong năm học 2017 – 2018 Nhà trường có rất nhiều chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí cho các thí sinh. Cụ thể:

  • Thí sinh đạt học lực Giỏi ba năm học THPT. Thí sinh có thành tích học tập loại Giỏi các năm lớp 12 và Khá năm lớp 10, lớp 11 được tài trợ học phí 50% học phí .
  • Sinh viên là con thương binh, liệt sỹ, đối tượng ưu tiên theo quy định của Nhà nước.
  • Sinh viên được hỗ trợ vay vốn ngân hàng trong suốt quá trình học theo quy định của Nhà nước; Hỗ trợ chỗ ở ký túc xá…

Như vậy, bên cạnh việc tăng học phí, các thí sinh cũng phải nhận được những học bổng có giá trị cao hơn, từ đó mới có thể nâng cao chất lượng học tập, sinh viên yên tâm theo học.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới