Điều dưỡng viên hướng dẫn cách xử lý khi bị chó cắn

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bị chó cắn là tình huống hay gặp và rất nguy hiểm nếu đó là chó lạ và có thể nguy kịch đến tính mạng. Để hạn chế những tổn thương không mong muốn, bạn cần biết cách xử lý khi bị chó cắn như sau:

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách xử lý khi bị chó cắn

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách xử lý khi bị chó cắn

GV Nguyễn Thị Thảo, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn cách xử lý khi bị chó cắn như sau:

Sát trùng vết thương.

Việc vệ sinh vết cắn là một bước rất quan trọng, nếu không vệ sinh đúng cách và không kịp thời có thể làm tăng nguy hiểm cho bản thân người bị cắn

Đầu tiên, bạn cần tách quần áo ra khỏi vết bị cắn mục đích nhằm hạn chế nước bọt của chó trên trang phục dính vào vết thương.

Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh

Dùng xà phòng, nước muối hay ôxy già để rửa, sát khuẩn vết thương. Tuy nhiên, cần tránh việc chà sát quá mạnh sẽ làm cho vết thương nghiêm trọng hơn.

Xử lý vết thương khi bị chó cắn

Xử lý vết thương khi bị chó cắn

Kiểm tra vết cắn

Khi bị chó cắn, ngoài việc vệ sinh vết cắn bạn cần phải kiểm tra vết cắn xem độ sâu của nó.

Nếu vết cắn chỉ là vết xước ngoài da, vết thương nhỏ, không chảy máu thì bạn chỉ cần dừng lại ở việc rửa vết cắn và theo dõi con chó đã cắn bạn trong vòng 15 ngày nếu con chó vẫn sống khỏe mạnh bình thường thì bạn không cần đến bệnh viện tiêm phòng nữa và sau một thời gian vết cắn sẽ lành lại.

Tuy nhiên trong những trường hợp sau đây bạn nên cảnh giác và nhanh chóng đến bệnh viện để tiêm phòng bệnh dại

Vết cắn sâu chừng 2cm gần vùng đầu, cổ và bộ phận sinh dục, sau khoảng 10 phút mà vết thương không ngừng chảy máu, bạn nên dùng gạc y tế đặt lên trên vết cắn, băng vết thương sau đó đến ngay bệnh viện để xử lý và tiêm phòng.

Băng vết cắn

Sau khi đã rửa sạch vết thương xong bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.

Trong trường hợp vết thương khá sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương xong, bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất quá nhiều máu.

Băng bó vết thương

Băng bó vết thương

Theo dõi con chó đã cắn bạn

Theo các bác sĩ tư vấn, sau khi đã tiến hành sơ cứu vết thương xong, bạn cần để ý xem nguồn gốc con chó đã cắn bạn từ đâu đến. Việc theo dõi này rất quan trọng, bởi việc bạn theo dõi chúng sẽ giúp xác định bạn chon nguy cơ bị phát dại hay không. Nếu nó có chủ thì bạn cần yêu cầu chủ của nó nhốt chó lại, nhằm vừa tránh tình trạng cắn người lung tung, vừa tiện để theo dõi tình hình sức khỏe của con chó đó. Trong khoảng 15 ngày theo dõi, nếu con chó đó có tình trạng sức khỏe ổn định thì không sao, nhưng nếu nó có biểu hiện bệnh lý thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời đưa ra phương án điều trị hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dại

Chó có hiện tượng nước dãi nhiều, hung dữ khác thường, giọng sủa khan, mắt đỏ bất thường, sùi bọt mép trắng xóa như bọt xà phòng, có bộ mặt đặc trưng trông bất thường, có thể lao như điên vào người để cắn xé thậm chí là chủ nhà.

Cách phòng chống bệnh dại

Bạn có thế hạn chế nuôi chó, mèo, không nên chơi đùa hay đến gần chó lạ.

– Khi nuôi chó mèo nên tiêm ngừa phòng dại đầy đủ cho chúng. Khi thấy chó hoặc mèo nuôi có dấu hiệu biểu hiện của bệnh dại cần đưa đến trạm thú y để được tiêm phòng và chữa trị kịp thời.

– Khi nuôi chó, mèo phải thường xuyên giữ vệ sinh, tắm rửa cho chúng. Ngoài ra, khi dắt chó đi dạo bạn nên hạn chế để chó chạy rông và cần phải đeo rọ mõm.

Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới