5 điều cần lưu ý giúp bé tránh rủi ro khi tiêm phòng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều bà mẹ lo lắng cho sức khỏe con mình sau mỗi đợt tiêm chủng, sợ một số biến chứng, rủi ro khi bé kháng thuốc dẫn đến tình trạng xấu. Đừng lo lắng, những lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ và bé tránh được những rủi ro khi tiêm phòng.

Kiểm tra sức khỏe của bé

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tật, chúng được thực hiện bằng cách tiêm kháng nguyên của vi rút vào cơ thể bé để tạo ra một kháng thể chống lại một số căn bệnh nhất định nào đó.

Cần kiểm tra sức khỏe cho bé trước khi cho bé tiêm chủng
Cần kiểm tra sức khỏe cho bé trước khi cho bé tiêm chủng

Vì vậy nên lúc tiêm chủng, để tránh rủi ro khi tiêm phòng, các bà mẹ cần đảm bảo rằng sức khỏe của bé luôn ổn định trong 1 tuần gần nhất để đủ thể lực để tiếp nhận mũi tiêm. Tránh trường hợp bé sốt thì nên dừng tiêm hoặc hoãn tiêm cho đến khi cơn sốt qua đi tầm 1 tháng.

Đối với bé sơ sinh, mẹ cần phải theo dõi cân nặng của bé, bé chỉ được tiêm chủng khi đủ 2,5kg và không mắc bất cứ một loại bệnh nào. Nếu không đủ cân và bắt buộc phải tiêm thì cần báo ngay cho bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn một cách an toàn nhất.

Mang theo sổ tiêm chủng của bé

Sổ tiêm chủng giống như một quyển nhật ký, ghi lại quá trình tiêm chủng của bé, bé đã tiêm loại vắc xin nào, liều lượng ra sao, có biểu hiện kháng thuốc nào… Tất cả những thông tin này sẽ giúp bác sỹ có căn cứ rõ ràng hơn khi tiêm cho bé.

Cần mang theo sổ tiêm chủng của bé khi đi tiêm phòng
Cần mang theo sổ tiêm chủng của bé khi đi tiêm phòng

Quyết định xem bé cần phải được tiêm thuốc nào bổ sung, quyết định dừng tiêm loại thuốc nào khi đã tiêm rồi để tránh tình trạng tiêm bỏ sót khi thiết mũi hoặc tiêm thừa khiến gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Báo với bác sỹ thuốc đang sử dụng và thuốc bé dị ứng

Mẹ cần phải nói rõ ràng với bác sĩ là bé đang điều trị bằng loại thuốc nào. Bởi một số thành phần kháng sinh có công hiệu kháng lại nhau, làm giảm hiệu quả của vaxcin.

Quan trọng hơn, căn cứ vào đó, bác sỹ sẽ có quyết định tiêm hay không tiêm chủng cho bé vì một số thành phần thuốc chống lại nhau gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Cần báo với bác sỹ một số loại thuốc bé đang sử dụng
Cần báo với bác sỹ một số loại thuốc bé đang sử dụng

Việc báo với bác sĩ những thành phần thuốc hoặc thực phẩm bé bị dị ứng vì chúng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc sau tiêm. Điều này có thể giúp cho cả mẹ và bác sỹ chủ động hơn trong quá trình tiêm phòng cho bé hoặc tư vấn cách xử lý cho từng trường hợp kháng thuốc cụ thể của bé.

Chườm khăn lạnh sau tiêm

Thường thi thuốc kháng sinh dùng để tiêm chủng cho bé thường được bảo quản hết sức cẩn thận ở trong tủ mát dưới 18 độ nên chúng gây nên tình trạng đau, buốt, sưng tấy sau tiêm.

Tình trạng này sẽ được giảm bớt nếu như bạn chườm khăn lạnh thường xuyên cho bé vào vị trí mũi tiêm.

Chăm sóc bé sau tiêm

Sau khi tiêm phòng, một lượng kháng thể vi khuẩn đi vào cơ thể yếu ớt tạo ra một cấu trúc chống lại bệnh tật, vậy nên bé cần một lượng dinh dưỡng đủ đầy.

Cần chăm sóc bé cẩn thận sau khi tiêm phòng
Cần chăm sóc bé cẩn thận sau khi tiêm phòng

Nếu gặp tình trạng bé sốt cao thì có thể hỏi ý kiến bác sỹ để sử dụng thuốc hạ sốt. Một điều đặc biệt hơn cả là mẹ không nên nghe theo một số thói quen chưa khoa học như xoa nước chanh, đắp khoai hoặc kiêng tắm táp… vì điều này rất dễ gây nhiễm trùng vết tiêm của bé.

Trang Phạm – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới