Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn các loại thịt đỏ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bà Đinh Thị Thu, trú tại thành phố Uông Bí –  Quảng Ninh cho biết, bà đã điều trị ung thư cổ tử cung từ 3 năm trước, trước đó bà vẫn sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc…trong bữa ăn như một món ăn ngon giàu dinh dưỡng, nhưng trong thời gian gần đây bà lại kiêng loại thịt này vì sợ bệnh tiến triển ngày càng trầm trọng.

Thịt bò thực phẩm kiêng kỵ đối với người bệnh gai cột sống

Bệnh nhân ung thư có nên sử dụng thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày?

Khác với suy nghĩ của bà Thu, ông Trương Quốc Chính trú tại thành phố Hà Nội chia sẻ, ông bị ung thư tuyến tiền liệt gần 2 năm nay, nhưng từ khi bị bệnh ông kiêng hoàn toàn các loại thịt bò, thịt lợn, chó, trâu…. Ông Chính cho rằng các loại thịt này không tốt cho bệnh của ông và những người bệnh ung thư khác.

Để tìm hiểu về vấn đề bệnh nhân ung thư có được sử dụng thịt đỏ hay không cũng như những thực phẩm mà người mắc bệnh ung thư không nên ăn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hương đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ?

Thưa chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hương: có quan điểm cho rằng bệnh nhân ung thư không nên sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó…quan điểm của chuyên gia về vấn đề này như thế nào?

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hương: Các nhà khoa học đã nghiên cứu, đối với bệnh nhân ung thư cần có một chế độ ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong bữa ăn của mình bạn nên sử dụng 30% thức ăn từ các loại hạt ; 30% thức ăn từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton )….

Bệnh nhân ung thư nên sử dụng hạn chế các loại thịt đỏ

Đối với quan điểm bệnh nhân ung thư kiêng ăn thịt đỏ, nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi. Nghiên cứu này giúp giải thích mối liên hệ của việc ăn thịt đỏ với các bệnh tiến triển nặng do tình trạng viêm nhiễm mạn tính như: đái tháo đường týp 2 và xơ vữa động mạch.

Theo tin tức y tế mới nhất, các nhà các nhà khoa học thuộc đại học California (Mỹ) đã chứng minh được trong thịt đỏ có chứa một hoạt chất có tên là Neu5Gc, hoạt chất này góp phần làm tăng khả năng phát triển khối u. Nghiên cứu đã được thử nghiệm trên chuột, những con chuột có sử dụng hoạt chất Neu5Gc có tốc độ hình thành khối u nhanh hơn gấp 5 lần so với chuột không sử dụng hoạt chất này.

Tuy đã có nghiên cứu nhưng chưa có bất cứ một kết luận chính thức nào về vấn đề ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ hình thành khối u ở bệnh nhân ung thư, vì vậy bệnh nhân ung thư vẫn nên sử dụng với số lượng hạn chế để đảm bảo sức khỏe của mình.

cách để có đôi mắt to đẹp

Bệnh nhân ung thư nên sử dụng chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây

Những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư nên hạn chế sử dụng

Thưa chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hương: chuyên gia có lời khuyên nào về chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân ung thư?

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hương: Những thực phẩm chứa nhiều các hóa chất tẩy trắng như bún, các chất làm tươi thịt, nước mía siêu bẩn, trà chanh chế biến từ hóa chất… tất cả mọi người nói chung và những bệnh nhân ung thư nói riêng không nên sử dụng. Hạn chế và tốt nhất là không nên sử dụng những các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.

Bạn cũng không nên sử dụng những loại thực phẩm dinh dưỡng có thành phần biến đổi gen và những thực phẩm không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể gây hại cho bạn. Bạn nên hạn chế sử dụng những chất kích thích như chè, cafe, rượu…để không làm ta tăng nặng tình tạng của bệnh.

Tôi cũng khuyên những bệnh nhân của mình nên có một chế độ ăn uống lành mạnh nhiều chất xơ và vitamin kết hợp với một chế độ vận động hợp lí để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới