Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm khuẩn toàn bộ tai giữa hoặc một phần tai giữa. Bệnh thể hiện bằng sự tiết dịch viêm của tai giữa, xảy ra phổ biến ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ mẹ nào cũng nên biết
- Làm thế nào để nhận biết viêm tai giữa xung huyết ở trẻ?
- Làm thế nào để nhận diện viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ?
Bài thuốc chữa viêm tai giữa ở thể cấp tính
Theo đông y, viêm tai giữa ở thể cấp tính là do phong nhiệt hoặc nhiệt độc xâm phạm vào can đởm. Người nhiễm bệnh thường có biểu hiệu sốt, sợ lạnh, ù tai, đâu đầu, đau trong tai, chảy mủ đặc có dính máu, mạc huyền sác, rêu lưỡi vàng. Cách chữa, cần sơ thành phong nhiệt, trừ thấp, nhiệt ở kinh can đởm.
- Bài thuốc thanh can gia giảm
Thanh can gia giảm là bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y hiệu quả. Các vị trong bài thuốc bao gồm, sài hồ, long đởm thảo, ngưu bài tử, hoàng cầm, chi tử, mỗi vị 12g; Kim ngân hoa 20g, bạc hà 6g. Nếu người bệnh bị chảy máu mủ có thể thêm sinh địa 16g, đan bì 12g. Sau đó tất cả bỏ vào nồi đổ nước vào sắc ống ngày 1 thang.
- Bài thuốc long đờm tả can thang gia
Các vị thuốc bao gồm: Hoàng cầm, long đờm thảo, mộc thông, sinh địa, trạch tả, sa tiền tử mỗi vị 12g, đương quy 8g, chi tử 8g, cam thảo 4g. Nếu bệnh nhân bị sốt cao, mặt đỏ, ra mủ, có máu, lưỡi đỏ có thể thêm liên kiều 12g, kim ngân hoa 16g. Nếu bị táo bón nữa có thể thêm đại hoàng 6g. Trường hợp số ít, tai đau nhức nhiều, có mủ thêm sinh địa, ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g, thương truật 6g, thạch xương bồ 6g. tất cả đem sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa ở thể mạn tính
Nếu tai đau kéo dài, không sốt thì do hư hỏa thận, còn đau kéo dài kèm theo triệu chứng về tiêu hóa như ăn kém, tiêu chảy, người gầy yếu là do tỳ hư thấp nhiệt. Điều trị viêm tai giữa bằng đông y mạn tính được chia làm 3 thể dưới dây.
- Thể can kinh thấp nhiệt
Trong y dược học cổ truyền, ở thể này người bệnh đau nhức, chảy mủ dính đặc, lượng nhiều, mùi hôi. Cách chữa: Thanh can, lợi thấp hoặc có thể dùng bài thuốc “Long đờm tả can thang” nói ở trên.
- Thể thận hư hóa viêm
Lúc này mủ tai người bệnh ra thường xuyên, mủ loãng, hoa mắt chóng mặt, tai ù nghe kém, ngủ ít, mạch tế sác, lưng gối đau mỏi. Để chữa bệnh ở thể này cần dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu với bài thuốc sau:
Tri bá địa hoàng thang: Các vị thuốc bao gồm: Hoài sơn 16g; thục địa 12g; trạch tả, sơn thù, ri mẫu, hoàng bá, đan bì, phục linh mỗi vị 8g. Đem sắc uống ngày 1 thang, ngoài ra có thể tán thành bột cô thành viên uống ngày 18g, uống làm 3 lần/ngày.
- Thể tỳ hư
Thể này thường gặp ở trẻ em bị viêm tai mạn tính. Khi này trẻ sẽ có biểu hiện chảy mủ tai lỏng kéo dài, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng, mệt mỏi, sắc mặt vàng bủng, mạch hoãn nhược. Để chữa trị thể tỳ hư có thể kiện tỳ, hóa thấp với bài thuốc sau:
Thanh tỳ thang gia giảm bao gồm: Bạch biển đậu, bạch thược, hoàng liên, phục linh, cốc nha mỗi vị 8g; trạch tả 12g; thuyền thoái 4g; sơn dược 12g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang.
Trên đây là những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y rất phổ biến, tuy nhiên mỗi bài thuốc chỉ mang tính tham khảo, nếu áp dụng còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi người vì vậy cần phải được sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc. Các bậc cha mẹ không nên tự ý sắc uống cho con tránh gây ra kết quả không tốt.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn