Cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay hiệu quả tại nhà

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh nổi mề đay thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu. Đây là những biểu hiện xuất hiện dưới bề mặt của da gây ra khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Dưới đây là cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay mọi người nên áp dụng để điều trị tại nhà, giảm được những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay hiệu quả tại nhà
Cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay hiệu quả tại nhà

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay

Đối với bệnh nổi mề đay mẩn ngứa cấp tính

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa cấp tính là trường hợp những triệu chứng xảy ra đột ngột khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như xà phòng, khói bụi, các loại thực phẩm dinh dưỡng, hay thuốc điều trị…Những triệu chứng này thường xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng, không để lại dấu vết gì. Trường hợp bệnh nổi mề đay mẩn ngứa cấp tính thường có xu hướng lan rộng khắp người và không được báo trước. Những biểu hiện này có thể áp dụng cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay hiệu quả đơn giản tại nhà nhằm chấm dứt nhanh chóng tình trạng ngứa khó chịu trên cơ thể.

Bên cạnh đó còn có một số trường hợp người bệnh nổi mề đay cấp tính phát triển nặng hơn với biểu hiện sưng phù, cương cứng cả một vùng da kèm theo ngứa, đau nhức, sốt, rối loạn tiêu hóa, đau khớp và trụy mạch, sốc phản vệ cần phải xử lý kịp thời. Đối với những triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Đối với bệnh nổi mề đay mẩn ngứa mạn tính

Bệnh nổi mề đay mãn tính vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe
Bệnh nổi mề đay mãn tính vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe

Triệu chứng bệnh nổi mề đay mãn tính là sau khi bệnh xuất hiện, những biểu hiện này không mất đi ngay mà còn kéo dài từ khoảng 4 đến 8 tuần. Bệnh có diễn biến phức tạp và những triệu chứng khác nhau. Trên cơ thể người bệnh xuất hiện những vết sẩn ngứa có vòng hoặc hình tròn, có khi là hình ngoằn ngoèo, một số trường hợp còn xuất hiện các nốt phỏng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng. Thông thường triệu chứng này thường gặp ở trẻ em.

Bệnh nổi mề đay mãn tính nếu không được điều trị đúng phương pháp sẽ phát triển nguy hiểm, trường hợp nguy hiểm nhất là nổi mề đay khổng lồ khắp cơ thể từ mắt môi đến cơ quan sinh dục, biểu hiện căng tức kèm theo ngứa. Một số trường hợp bệnh nhân bị nặng còn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến người bệnh gặp khó khăn khi thở cần phải đi cấp cứu kịp thời.

Cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay

Khi bị những triệu chứng của bệnh nổi mề đay, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh nổi mề đay, bạn có thể áp dụng cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay đơn giản hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp bệnh nổi mề đay cấp tính và có tác dụng giảm ngứa tạm thời, giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Ngải cứu và muối có tác dụng giảm tình trạng ngứa của bệnh mề đay
Ngải cứu và muối có tác dụng giảm tình trạng ngứa của bệnh mề đay

Dùng lá ngải cứu chườm nóng để giảm ngứa: Bạn lấy một nắm lá ngải cứu mang rửa sạch sau đó lấy một chút muối đem rang nhỏ lửa đến khi nóng, cho vào một túi vải mỏng và chườm trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Khi ngải cứu nguội thì lại tiếp tục rang lại và thực hiện đến khi những biểu hiện ngứa giảm. Phương pháp này giúp ngăn chặn tình trạng ngứa một cách nhanh chóng mà không làm tổn thương đến da.

Dùng dầu nóng giảm ngứa: Cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay từ tinh dầu nóng sẽ hạn chế tình trạng nhạy cảm đối với da, việc thoa dầu ấm lên sẽ sẽ nhanh chóng giúp da bạn nhanh chóng trở lại bình thường và không ngứa nữa. Bạn có thể dùng tinh dầu lạnh bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa cũng sẽ rất hiệu quả.

Dùng khăn nóng để chườm: Đây là cách có thể gọi là đơn giản nhất nếu trong nhà bạn không có sẵn ngải cứu và tinh dầu. Bạn chỉ cần lấy một tấm khăn sau đó hơ vào lửa nóng và chườm ngay lên vùng da bị ngứa. Lưu ý nên để khăn nóng ở mức độ vừa phải tránh tình trạng bị bỏng da.

Trên đây là những cách giảm ngứa bệnh nổi mề đay mọi người có thể áp dụng ngay tại nhà nhằm nhanh chóng giảm đi những triệu chứng gây khó chịu. Tuy nhiên đây chỉ là những phương pháp hạn chế tình trạng ngứa trên cơ thể, khi bị bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị dứt điểm.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới