Làm gì khi bị dị ứng hải sản?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Hải sản là món ăn bổ dưỡng, cung cấp canxi và đạm cho cơ thể, lại có mùi vị thơm ngon nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên có một số người lại bị dị ứng với món ăn này, nhẹ thì phát ban mẩn ngứa, nếu bị nặng có thể đe dọa tính mạng.

Làm gì khi bị dị ứng hải sản?

Vì vậy hãy tìm hiểu thêm về triệu trứng này để phòng ngừa cho bản thân và gia đình.

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với protein của một số hải sản nhất định như tôm, cua, hàu và tôm hùm, cũng như bạch tuộc, mực và sò điệp.Các phản ứng dị ứng có thể từ các triệu chứng nhẹ như phát ban hoặc nghẹt mũi đến triệu chứng nặng  hơn và thậm chí đe dọa tính mạng.

Những triệu chứng của dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng thể nhẹ:

Phát ban, ngứa hoặc chàm (viêm da dị ứng), nổi mẩn.

Sưng và ngứa môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể,

Thở khò khè, khó thở,

Rối loạn tiêu hóa đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa

Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu

Dị ứng thể nặng (sốc phản vệ):

Cổ họng bị sưng hay nghẹn, đường thở co thắt làm cho việc hít thở khó khăn

Tụt huyết áp nghiêm trọng, mạch đập nhanh

Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, mất tri giác

Trong trường hợp này cần gọi xe cấp cứu và tiêm adrenalin, chăm sóc y tế càng nhanh càng tốt ( nên đặt chân cao hơn đầu, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực)

Nguyên nhân gây dị ứng

Tất cả dị ứng thức ăn đều gây ra bởi phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch nhận dạng một loại protein của hải sản là có hại, dẫn đến việc sản xuất các kháng thể với protein đó (chất gây dị ứng), những lần tiếp theo khi bệnh nhân tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ giải phóng ra histamine và các chất hóa học trung gian gây ra các triệu chứng dị ứng.

Có thể chẩn đoán dị ứng thông qua các phương pháp như: xem các phản ứng trên da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, hệ thống tim mạch. Hỏi tiền sử của các triệu chứng dị ứng, làm xét nghiệm máu (như xét nghiệm miễn dịch để phát hiện loại thực phẩm cụ thể tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE)). Làm phản ứng test dị ứng dưới da được thực hiện tại văn phòng của bác sĩ và cung cấp kết quả trong vòng 15 đến 30 phút.

Những phương pháp điều trị dị ứng hải sản

Cách duy nhất và hiệu quả nhất để ngăn chặn phản ứng dị ứng với hải sản là tránh các loạn hải sản có vỏ. Khi cơ thể đã bị dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa thì cần lưu ý tránh tắm gội, không lau người bằng nước nóng mà nên đắp nước lạnh lên chỗ ban mọc vì nhiệt độ cao rất dễ khiến tình trạng phát ban nặng thêm.

Nếu bạn có phản ứng dị ứng nhẹ với hải sản có thể  điều trị bằng các loại thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamine để giảm dấu hiệu và triệu chứng như phát ban và ngứa (lưu ý không dùng cho phụ nữ có thai).

Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng  là sốc phản vệ với hải sản, bạn có thể cần tiêm khẩn cấp epinephrine (adrenaline) và chăm sóc y tế vì có thể đe dọa đến tính mạng.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng biện pháp sơ cứu khác như: uống nhiều nước, uống nước cam, chanh, trà gừng hoặc dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn cũng rất tốt sẽ giúp trung hòa bớt độc tính

Nếu bệnh nhân bị sốt và tiêu chảy cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải, tránh dùng cái thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang cần giải độc tố.

Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế dị ứng

Nên tìm hiểu kỹ thành phần món ăn trước khi ăn, có thể bạn không ăn trực tiếp vẫn bị dị ứng thông qua việc ngửi hoặc tiếp xúc với hải sản.

Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận xem rõ các sản phẩm thực phẩm có chứa hải sản. Nên thận trọng với các loại thực phẩm có chứa thành phần mơ hồ không rõ ràng  như  có “hương vị hải sản”, “nguồn từ hải sản’’.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới