Hầu hết các bệnh lý tim mạch đều do rối loạn lipid máu gây nên, rối loạn lipid máu có thể dự phòng được nếu bạn đọc hiểu thấu đáo nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Bổ sung sữa chua cho trẻ như thế nào cho hiệu quả?
- Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng của trẻ sau cai sữa
- 10 thực phẩm vàng giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rối loạn lipid máu
Bác sĩ chuyên khoa phân tích, rối loạn lipid máu hiện nay được chia ra thành rối loạn lipid máu nguyên phát và rối loạn lipid máu thứ phát, mỗi dạng rối loạn lipid máu đều có những nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác nhau, cụ thể như sau:
- Rối loạn lipid máu nguyên phát: Các yếu tố di truyền được xem là yếu tố quyết định lớn nhất đến rối loạn lipid máu nguyên phát.
- Rối loạn lipid máu thứ phát: Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do yếu tố từ môi trường, lối sống không lành mạnh,…
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur Hà Nội phân tích những nguyên nhân gây rối loạn lipid máu:
- Chế độ ăn không khoa học
¼ chất béo trong cơ thể được tổng hợp từ chế độ ăn, chính vì thế một chế độ ăn uống không khoa học chính là nguyên nhân hàng đầu gây tăng mỡ máu hay rối loạn mỡ máu. Đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu bạn sử dụng quá nhiều các chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng động vật,… mỡ động vật, nội tạng động vật làm tăng cholesterol xấu trong máu. Một số thực phẩm tăng cholesterol tốt trong máu mà bạn nên sử dụng bao gồm: sữa, sản phẩm từ sữa, thịt đỏ,…Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung rau xanh, hoa quả tươi trong bữa ăn giúp bạn kiểm soát cholesterol xấu trong máu hiệu quả hơn.
- Hạn chế tình trạng thừa cân béo phì
Theo như những tin tức y học mới nhất, những người có trọng lượng cơ thể ( chỉ số BMI) từ 30 trở lên sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu, nam giới có vòng eo trên 102 cm hay nữ giới có vòng eo trên 89 cm cũng có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu. Chính vì thế ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp bạn cũng cần kiểm soát được cân nặng của mình một cách hiệu quả.
- Lối sống ít vận động
Những người thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thường có thân hình mảnh mai, thon gọn hơn rất nhiều so với những người lười vận động, tăng cường vận động không chỉ giúp bạn kiểm soát rối loạn lipid máu hiệu quả mà còn giảm thiểu tối đa các bệnh lý về tim mạch. Khi tăng cường vận động bạn sẽ tốn một lượng calo năng lượng nhiều hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hao mỡ thừa một cách tốt hơn, tăng cường chuyển hóa lipid, tránh lắng đọng lipid trong máu.
Rối loạn lipid máu chia ra thành rối loạn lipid máu nguyên phát và rối loạn lipid máu thứ phát
- Hút thuốc lá
Các thầy thuốc tư vấn đã chỉ ra rằng, trong khói thuốc lá có tới hơn 100 loại hóa chất độc hại khác nhau, các hóa chất này tác động tiêu cực tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đồng thời chúng khiến cơ thể bạn tích tụ nhiều độ tố hơn, làm giảm đi hàm lượng cholesterol tốt trong máu, làm cho cholesterol xấu trong máu dư thừa tích tụ, gây xơ vữa động mạch.
- Tuổi tác
Các hoạt động sống cũng như các hoạt động chuyển hóa của cơ thể giảm dần, cơ thể sẽ có xu hướng tăng dự trữ hơn quá trình chuyến hóa, khi tuổi của bạn ngày càng cao, điều này làm ứ đọng lượng lipid trong máu hay trong các cơ quan chuyển hóa, đặc biệt là trong gan.
- Do các bệnh lý chuyển hóa khác
Bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp…được xem là một trong những căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực tới rối loạn lipid máu trong cơ thể, đồng thời chỉ số lipid máu cũng được xem là một trong những nhân tố chỉ điểm cho các bệnh lý nguy hiểm trên.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn