Nhận biết dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để giảm sưng đau cho trẻ, cha mẹ có thể cho con gặm những đồ chơi được thiết kế riêng cho trẻ mọc răng, ăn các loại trái cây mềm, mát lạnh.

Nhận biết dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Nhận biết dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Thời kì bé mọc răng luôn là khoảng thời gian khó chịu nhất với cả bố mẹ và bé. Nhận biết được những dấu hiệu khi trẻ mọc răng sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc em bé. Bác sĩ tư vấn tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý đến bạn những dấu hiệu và cách chăm sóc cha mẹ không thể bỏ qua gồm:

Trẻ bị sốt mọc răng

Trẻ mọc răng thường có biểu hiện sốt nhẹ. Cha mẹ nên theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên, nếu trẻ sốt 38 độ hoặc dưới 38 độ kèm theo các dấu hiệu khó chịu ở lợi thì đó có thể là do sốt mọc răng. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt của trẻ cao hơn 38 độ C thì có thể bé bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bị ốm chứ không đơn thuần là do sốt mọc răng. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Sưng và đau chỗ mọc răng

Trước khi mọc răng vài ngày, trẻ mọc răng thường bị đau và khó chịu ở lợi, chính vì vậy trẻ thường có thói quen cho tay vào miệng để gặm hoặc gặm các đồ chơi hay thìa mà trẻ có thể cầm, nắm. Để giảm sưng đau cho trẻ, cha mẹ có thể cho con gặm những đồ chơi được thiết kế riêng cho trẻ mọc răng, ăn các loại trái cây mềm, mát lạnh. Cha mẹ cần lưu ý việc vệ sinh đồ chơi, tay của trẻ tránh trẻ tiêu chảy

Trẻ biếng ăn và quấy khóc

Trẻ mọc răng bị đau miệng và lợi nên thường biếng ăn, thậm chí lười bú, ngại uống nước, có thể quấy khóc hơn bình thường, đặc biệt là những khi trẻ cảm thấy khó chịu. Trong những tình huống này cha mẹ nên cố gắng dỗ bé uống nước hoặc bú sữa. Nếu bé đã ăn dặm thì có thể ưu tiên thức ăn lạnh cho bé.

Trẻ chảy dãi khi mọc răng

khi mọc răng trẻ thường chảy dãi nhiều, nước dãi của trẻ có thể gây ngứa ở cằm, mặt hoặc ngực của trẻ trong một số trường hợp. Bạn nên đeo yếm và vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên bằng cách quấn gạc quanh ngón trỏ và nhúng vào nước ấm để lau lợi cho trẻ. Bạn cũng có thể dùng khăn mềm, sạch lau dãi chảy quanh miệng cho bé và cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn và bú.

Trẻ chảy dãi khi mọc răng
Trẻ chảy dãi khi mọc răng

Cha mẹ cần lưu ý gì khi con mọc răng?

  • Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn của mẹ và bé để bé được bổ sung canxi khi bú mẹ và ăn dặm.
  • Nếu trẻ bị đau hoặc khó chịu, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa xem có thể dùng thuốc để giảm đau. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc cho trẻ
  • Bạn có thể dùng ngón tay đã được vệ sinh sạch sẽ chà nhẹ lên vùng lợi răng đang mọc khoảng 2 phút để trẻ bớt khó chịu.
  • Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể cho trẻ ăn đồ ăn và uống chất lỏng mát để giúp giảm đau lợi.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

  • Trẻ bị sốt, đặc biệt là khi sốt trên 38ºC, vì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc bị viêm chứ không phải sốt do mọc răng.
  • Trẻ liên tục dùng tay kéo tai, bứt tai.
  • Trẻ bị tiêu chảy hoặc bị hăm tã trầm trọng.
  • Trẻ đã 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng.
  • Khoảng 6 tháng sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, bố mẹ hãy đưa con đến nha sĩ để kiểm tra.

Bạn cũng cần đưa trẻ đi khám nha khoa hoặc nhi khoa theo lịch hẹn của bác sĩ và liên hệ với bác sĩ hoặc y tá nếu bé gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới