- Bác sĩ cấp cứu cho 24.000 người tai nạn giao thông dịp Tết
- Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội luôn đảm bảo chất lượng chăm sóc y tế
- Giải đáp hoài nghi Khám thai tại bệnh viện quốc tế Vinmec có tốt không?
Trẻ nhỏ và người già thường là những đối tượng mắc bệnh trong đợt ôi nhiễm không khí
Bệnh hô hấp gia tăng mạnh bởi ôi nhiễm không khí
Trong những ngày không khí ôi nhiễm ở mức đỉnh điểm, khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn đã phải tiếp nhận lên tới 200 bệnh nhi/ngày, gần gấp 3 lần so với ngày thường. Lượng bệnh nhân nội trú cũng tăng cao, các y bác sĩ những ngày này cũng tăng ca liên tục. Trong đó, đa phần các trẻ đều nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao. Kết quả thăm khám, nhiều bé bị viêm phế quản, thậm chí viêm phổi hoặc nhiễm virus cúm.
Không chỉ riêng bệnh viện Thanh Nhàn mà tại Bệnh viện Phổi Trung ương cũng cho biết số lượng bệnh nhân nhập viện trong khoảng một tháng trở lại đây có tăng. Tuy không có nhiều đột biến nhưng lại có rất nhiều ca bệnh nặng, thậm chí viêm phổi, phải cấp cứu. Một số người phải nhờ tới trợ giúp của thiết bị mới thở được dễ dàng. Đối tượng mắc bệnh thường là người già và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây nên bệnh phần lớn vẫn là do thời tiết giao mùa khiến dịch cúm bùng phát và tình trạng ôi nhiễm kéo dài khiến sức khỏe người dân bị suy giảm.
Nhiều bệnh viện tuyến đầu trở lên quá tải vì bệnh nhân gia tăng
Dịch cúm phát triển ồ ạt đợt cuối năm
Thời tiết giao mùa đông –xuân với đặc điểm độ ẩm cao, nhiệt độ thuận lợi là thời kỳ các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Đây cũng là giai đoạn bệnh cúm “vào mùa”. Theo chia sẻ của các bác sĩ được biết, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện trẻ sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh hiện nay ở nước ta chủ yếu do các chủng virus cúm A và cúm B. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc.Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân trước dịch cúm kéo dài, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết. Khi có những biểu hiện nhẹ cần đi khám hoặc làm xét nghiệm Y tế để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn