Tâm sự bác sĩ: Hành nghề Y không phải để làm giàu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đồng lương của bác sĩ vô cùng khiêm tốn thậm chí không đủ sống lại nhiều tai tiếng, liệu điều này có khiến các thầy thuốc cảm thấy nản lòng với nghề Y?

Nghề  Y khó để làm giàu

Nghề Y vốn là nghề vất vả chỉ những ai đã và đang theo nghề mới hiểu rằng: Thi vào cũng khó, học cũng khó ra trường lại chỉ tiếp xúc với người bệnh. Đó cũng không phải nghề có thể làm giàu.

Hành nghề Y không phải để làm giàu

Hầu như các thí sinh đăng kí theo học ngành Y chỉ chọn một cách tình cờ chứ không hề có định hướng rõ ràng cho mình. Họ chỉ nhìn thấy mặt hấp dẫn của ngành nghề nhưng không tìm hiểu về những khó khăn thách thức trong nghề đang chờ đợi họ. Bởi vậy có không ít sinh viên đã bỏ cuộc giữa chừng vì cảm thấy chán nản, vì không chịu được những áp lực cao trong quá trình học hành thi cử cũng như áp lực từ sự ganh đua với bạn bè. Không chỉ vậy sau khi rời giảng đường lớp học các bạn còn phải trực đêm ở bệnh viện trong những kì thực tập.

Chị Thanh Tú đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Theo như mình được biết ở một  số nước sinh viên khi đăng kí theo ngành Y phải trải qua những vòng tuyển chọn rất khắt khe. Bởi vì nghề Y đòi hỏi các bạn phải có những tố chất đặc biệt như: Biết lo lắng, biết chăm lo cho người khác. Có tinh thần đam mê với nghề mới có thể trụ lại với nghề. Vậy nên các bạn trẻ trước khi cân nhắc đi theo một ngành nghề nào đó cần xác định được đam mê sở thích của mình cũng như cần cân nhắc thật kĩ trước khi chọn nghề Y.

Đa số những người theo ngành Y với mong muốn kiếm được nhiều tiền, muốn đổi đời với ngành. Tất nhiên bạn có thể thực hiện điều đó khi bạn có năng lực thực sự giỏi cũng như đã có kinh nghiệm khám chữa bệnh lâu năm trong nghề mới có thể đủ điều kiện để mở phòng mạch của riêng mình.

Với người thầy thuốc với trách nhiệm nghĩa vụ cứu chữa người bệnh cần coi họ như chính thân nhân của mình với có thể hết lòng với công việc. Bởi niềm vui của bệnh nhân cũng chính là niềm hạnh phúc của mình, đó cũng là động lực để bác sĩ cố gắng hơn trong nghề. Còn nếu muốn kiếm tiền, làm giàu cho bản thân mình hãy kiếm nghề khác, lương tâm người thầy thuốc không cho phép họ làm giàu trên nỗi đau của người bệnh.

Ngành Y luôn phải chịu sức ép lớn

Anh Thành Tuân cựu sinh viên của Cao đẳng Y Dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Theo ngành Y người thầy thuốc luôn phải chịu rất nhiều sức ép lớn. Những đòi hỏi của bệnh nhân ngày càng cao trong khi mặt kĩ thuật trong nước còn nhiều yếu kém. Không chỉ vậy các bệnh viện ở các thành phố lớn luôn phải đối mặt với tình trạng quá tải không đủ cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu bệnh nhân. Vào mùa cao điểm hai, ba bệnh nhân nằm chung một giường là chuyện bình thường.

Bên cạnh đó đồng lương của người thầy thuốc cũng vô cùng eo hẹp trong khi áp lực kinh tế gia đình đè nặng lên vai. Nhiều người chọn cách mở phòng mạch riêng để làm thêm ngoài giờ, người đăng kí làm thêm giờ ở bệnh viện hoặc làm việc trái nghề để có thêm thu nhập. Dù vậy cũng không nên lấy kinh tế để viện minh cho những hành vi phi đạo đức, một khi đã theo nghề xác định sống chết với nghề thì không nên coi đây là một nghề để làm giàu nhanh.

Chị Ngọc Xuân đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Các cán bộ nhân viên y tế có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao nếu không cẩn trọng cũng như không thực hiện đúng các quy trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Thậm  chí có những người bệnh nhiễm HIV bất mãn với cuộc đời còn cố tình lâu bệnh cho bác sĩ, điều dưỡng viên khi thăm khám cho họ. Trong khi những đồng trợ cấp rất thấp hoặc không có dù chỉ là hình thức động viên mọi người cùng cố gắng. Bởi vậy nếu không có đam mê không có lòng  yêu nghề khó có thể trụ lại và sống trọn với nghề.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới