Vì sao đã tiêm vắc-xin bạch hầu nhưng vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tuy rằng sau khi tiêm chủng vắc-xin vẫn còn nguy cơ lây nhiễm bệnh nhưng đây là phương pháp phòng tránh bệnh bạch hầu tốt nhất, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì thế việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin là việc làm cần thiết.

Dịch bệnh bạch hầu đang có diễn biến phức tạp

Dịch bệnh bạch hầu đang có diễn biến phức tạp

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh bạch hầu đang lây lan tại vùng Tây Nguyên, ngày 6/7, UBND tỉnh Gia Lai có Văn bản số 1388/UBND-KGVX chỉ đạo sở Y tế, sở Thông tin và Truyền thông, sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố… về việc tập trung phòng, chống dịch bệnh bạch hầu. Tại văn bản, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị nói trên chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để lây lan.

Các sinh viên theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong quá trình thực tập đã cập nhật, tại xã Hải Yang (huyện Đắk Đoa) nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh nói chung, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Đồng thời tiến hành khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng, triển khai tốt công tác vệ sinh môi trường tại các địa phương có ca bệnh theo quy định và các khuyến cáo của Bộ Y tế. Căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh để hỗ trợ kịp thời kinh phí phòng, chống dịch; chỉ đạo đảm bảo an ninh chính trị, trật tự toàn xã hội, bảo đảm ổn định đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, xã Hải Yang đã yêu cầu cho học sinh tại vùng dịch nghỉ học, bắt đầu từ ngày 6/7.

Vì sao đã tiêm vắc-xin bạch hầu nhưng vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh?

Vì sao đã tiêm vắc-xin bạch hầu nhưng vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh?

Liên quan đến việc có trường hợp đã tiêm chủng vắc-xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh và tử vong, bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Với trường hợp đã tiêm vaccine nhưng vẫn bị nhiễm bệnh, có thể do sức đề kháng của người bệnh yếu và 1 yếu tố nữa là vaccine không đảm bảo. Thực tế, các tỉnh Gia Lai, các đồng bào dân tộc thiểu số thường ở vùng hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, đội ngũ y tế đến các làng để tiêm chủng, vaccine thường được đựng trong các túi lạnh. Do quãng đường đi xa túi lạnh mất chức năng, hơn nữa trời nắng nóng khiến vaccine mất tác dụng. Đây có thể là nguyên nhân chính vaccine không đạt chuẩn, khi tiêm cho người bệnh không có hiệu quả”.

Do đó, dù vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhưng việc tiêm chủng vắc-xin bạch hầu là biện pháp tốt nhất để phòng tránh tác nhân gây bệnh. Do đó việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin là việc làm cần thiết. Các thầy thuốc tư vấn vắc-xin phòng bệnh bạch hầu có trong các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ:

  • Vắc xin 6 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Infanrix hexa, Hexaxim).
  • Vắc xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b (Pentaxim), phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Combe Five, Quinvaxem. SII)
  • Vắc xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim).
  • Vắc xin 3 trong 1 phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT)
  • Vắc xin 2 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới