Nhận biết ngay triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

 

Bệnh sốt xuất huyết do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Do siêu vi trùng Dengue gây ra: Muỗi vằn hút máu người bệnh và truyền cho người lành. Nguyên nhân này phổ biến nhất và có thể tạo thành dịch. Muỗi vằn thường ở trong nhà và trú ngụ trong các góc tối tăm, những nơi ẩm thấp, hoạt động cả ban ngày và đêm.

triệu chứng sốt xuất huyết
Muỗi vằn đốt truyền bệnh từ người này sang người khác

Khi trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết thì có một số biểu hiện như sốt cao, sốt đột ngột và sốt từ 38 – 39 độ. Bệnh không đi kèm với những triệu chứng như ho, sổ mũi. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong vài giờ.

Triệu chứng sốt xuất huyết

  • Xuất hiện chấm đỏ trên da mặt
  • Trẻ bị chảy máu cam và nôn mửa,
  • Trẻ bị đi ngoài ra máu kèm theo đau bụng dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.
  • Trẻ lớn hơn cũng có dấu hiệu sốt nhưng là sốt nhẹ, đau đầu, nhức măt, đau khớp, cơ thể nhức mỏi toàn thân. Và trẻ cũng có dấu hiệu xuất huyết.

Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào

  • Khi bị sốt xuất huyết trẻ dễ bị mất nước, triệu chứng mệt mỏi, kém ăn khiến cho trẻ thiếu nước thêm. Do đó cần phải cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ dưới 5 tuổi thì lượng nước uống khoảng 500-1.500ml / ngày. Ở trẻ trên 5 tuổi uống 2.000 đến 2.500ml/ ngày.
  • Cho trẻ uống 1 số loại nước trẻ thích như nước cam, nước chanh, nước suối, để trẻ không thấy chán.
triệu chứng sốt xuất huyết
Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ đúng cách
  • Các mẹ không nên cho trẻ uống những loại nước màu đỏ, nâu, đen và có ga như nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu bởi sẽ khó nhận biết chảy máu bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ nôn.
  • Cần cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo và súp. Không nên cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, không ăn tiết canh heo, vịt vì trẻ sẽ đi tiêu có phân đen, dễ nhầm bị xuất huyết tiêu hóa.

Điều trị bằng thuốc Tây

  • Sốt xuất huyết là căn bệnh chuyên khoa không có thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Mà chỉ có thuốc hạ sốt và thuốc bổ tăng sức đề kháng cho trẻ. Thuốc an toàn là Paracetamol, dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ngày dùng 4 lần/ngày khi bệnh nhân bị sốt.
  • Một số thuốc có tác dụng hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng vì có hại cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Khi có những dấu hiệu như trẻ lừ đừ, bứt rứt, ói nhiều, đau bụng dữ dội, xuất huyết, chân tay mát lạnh thì cần đưa trẻ đến bệnh viện gấp. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có không ít trường hợp khi bệnh có dấu hiệu nặng, các mẹ nhầm lẫn trẻ bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục điều trị tại nhà. Khi vào viện thì đã quá muộn.

Nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ để có cách điều trị thích hợp nhất. Bởi để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới