Những thói quen xấu khi còn nhỏ có thể biến con thành “kẻ trộm”

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi còn nhỏ rất thích lấy đồ của người khác đem về, tuy trẻ chưa hình thành ý thích lấy trộn, ăn cắp nhưng đó cũng là một thói quen không tốt. Vì vậy khi thấy bé lấy đồ của người khác mang về khi còn rất nhỏ thì bố mẹ hãy khuyên nhủ trẻ để lại chỗ cũ rồi hãy ra về. Dần dần bé sẽ ý thức được đấy không phải là đồ của mình và từ bỏ thói quen xấu.

Trẻ thường xuyên lấy nhầm đồ
Trẻ thường xuyên lấy nhầm đồ

Trẻ thường xuyên lấy nhầm đồ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 2 tuổi là thời kỳ trẻ đã bắt đầu có ý thức về việc sở hữu đồ vật, Chính vì vậy nếu bạn phát hiện trẻ rộng lượng bỗng keo kiệt, không cho ai chạm vào đồ của mình và bố mẹ, thậm chí trẻ còn lấy đồ mình thích về nhà.

Tất nhiên, lúc này trẻ chưa có khái niềm về việc trộm đồ mà chỉ “lấy nhầm đồ” thôi bởi trẻ vẫn chưa phân biệt được việc lấy đồ của mình và đồ của người khác. Kể cả khi 5 hoặc 6 tuổi nhiều bé vẫn chưa ý thức được hành động lấy đồ của người khác là trộm đồ. Vì vậy hành động khi bé lấy đồ của người khác không mang ý xấu.

Tuy nhiên, hành động khi bé lấy đồ của người khác nếu bố mẹ không nên ngồi yên là một sai lầm, cũng không nên quát mắng, hay chửi con như kẻ tội đồ. Lúc này bố mẹ nên can thiệp khéo léo, để tránh làm tổn thương trẻ cũng như tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ, sau đó giải thích cho trẻ hiểu hành động lấy đồ của bạn là không tốt.

Cần giải thích và loại bỏ thói quen xấu
Cần giải thích và loại bỏ thói quen xấu

Cần giải thích và loại bỏ thói quen xấu

Với những trẻ dưới 6 tuổi, khi trẻ lấy đồ củ người khác thì bố mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân rồi từ từ giải thích và khuyên nhủ để trẻ trả lại đồ cho người khác, chứ không nên làm tổn thương trẻ. Bởi như vậy cũng làm trẻ mặc cảm và sống khép mình. Vì vậy mẹ và bé cần cố gắng để có thể tốt hơn.

Mặt khác, khi ở nhà, bạn cần tập cho trẻ có thói quan không nên lấy đồ của bố mẹ hay người thân để làm đồ của mình, nếu lấy bé phải được sự đồng ý, hay xin phép của bố mẹ, không nên để trẻ tự do lấy đồ người khác.

Trong trường hợp trẻ có hành vi lấy đồ vao cặp sách khi đi học, giáo viên cũng không nên trách móc, to tiếng gán tro trẻ tội hư đốn, ăn cắp mà phải giải thích cho bé hiểu. Nếu bé thích thì phải cho bé biết bé cần xin phép người lớn hay chủ sở hữu của đồ vật mới được mang đồ về.

Đối với những trẻ đã trên 6 tuổi, nếu có những hành vi lấy đồ của người khác thì bố mẹ cũng cần xem việc chi tiêu cho trẻ có đủ không, nếu không có điều kiện thì bố mẹ hãy cố gắng giải thích cho trẻ để trẻ có hành động tốt hơn và điều chỉnh chi tiêu cho trẻ một cách hợp lý. Và một điều bất di bất dịch là không để trẻ hình thành thói quen mang nhầm đồ để trẻ có một nhân cách tốt hơn.

Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới