Xuất hiện ổ dịch bệnh bạch hầu, hai học sinh tử vong

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sở Y tế Quảng Nam hôm nay đang làm báo cáo gửi Bộ Y tế, về tình hình dịch bệnh bạch hầu xuất hiện tại Trường THPT Tây Giang. Ít nhất có 5 trường hợp được ghi nhận có các triệu chứng của bệnh bạch hầu, như sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó. Cả 5 trường hợp nói trên đều là học sinh Trường THPT Tây Giang, trong đó có 2 em đã tử vong.

Xuất hiện ổ dịch bạch hầu tại THPT Tây Giang, 2 học sinh tử vong

Ít nhất có 5 trường hợp được ghi nhận có các triệu chứng của bệnh bạch hầu, như sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó. Cả 5 trường hợp nói trên đều là học sinh Trường THPT Tây Giang, trong đó có 2 em đã tử vong là em Bhling Boong (17 tuổi, trú tại xã A Vương) và em Zơrâm Sáo (17 tuổi, trú tại xã Axan) . Ngoài ra có 8 người khác có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu do tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

xuat-hien-o-dich-bach-hau-2-hoc-sinh-da-tu-vong
Ổ dịch xuất hiện tại trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Theo Tin tức mới cập nhật, tình hình dịch bệnh bạch hầu hiện nay tạm ổn định. Đến nay, số ca mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh còn sống, sức khỏe đã ổn định. Chưa phát hiện thêm ca mắc hoặc nghi mắc bệnh bạch hầu từ ngày 11đến 16/1. Ngoài số ca nói trên, cơ quan chức năng đã đưa 21 trường hợp khác là học sinh Trường THPT Tây Giang nghi nhiễm bạch hầu đến Trung tâm Y tế huyện Tây Giang để điều trị cách ly.

Viện Pasteur Nha Trang đã cử đoàn công tác đến trường THPT Tây Giang đễ hỗ trợ khống chế dịch bệnh, tất cả giáo viên và học sinh ở Trường THPT Tây Giang đã được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Hiện các cơ quan chức năng tại Quảng Nam đang tiếp tục theo dõi tình hình ổ bệnh tại Tây Giang. Bộ Y Tế cũng khuyến cáo người dân đặc biệt là những nơi vùng sâu vùng xa cần đề phòng những dịch bệnh bùng phát trong dịp Tết 2017

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây nên, làm cho nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể bị tổn thương do vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố.

Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh có thể gây lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng.

xuat-hien-o-dich-bach-hau-2-hoc-sinh-tu-vong
Sau 2 đến 3 ngày mắc bệnh, bệnh nhân sẽ xuất hiện giả mạc ở vòm họng

Các triệu chứng nhận biết bệnh bạch hầu là: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2 đến 3 ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, màu xám hoặc đen, dính, dễ chảy máu. Bệnh nhân cũng có thêm các dấu hiệu khó thở, khó nuốt. Với trường hợp bệnh trầm trọng hơn, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim và liệt.

Bệnh bạch hầu nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch, tử vong trong vòng 6-10 ngày. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến các bệnh khác về tim, thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Các Bác sĩ khuyến cáo: Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin cho trẻ. Trẻ nên tiêm vắc xin 3 lần khi mới sinh ra, cách nhau 1 tháng mỗi lần tiêm, 1 năm sau nhắc lại và sau 5 năm sau một lần nữa.

  • Khi bị viêm họng kèm theo các biểu hiện ban đầu của bệnh bạch hầu, thấy màng giả màu trắng ở vòm họng nên tiêm kháng độc tố cần điều trị ngay để ngăn ngừa biến chứng.
  • Đối với người nhiễm bệnh bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
  • Vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân  bằng dung dịch sát khuẩn.

Vũ Giang – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới