Những lưu ý cha mẹ cần biết về bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh sởi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra những biến chứng ở các em nếu như không nhận được sự quan tâm đúng mức của cha mẹ. Bài viết này có thể giúp cha mẹ tham khảo thêm về bệnh sởi ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu của bệnh sởi
Dấu hiệu của bệnh sởi

Dấu hiệu khi trẻ bị bệnh sởi

Ở giai đoạn đầu khi trẻ mắc sởi, trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, nếu cha mẹ không chú ý sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường khác ở trẻ. Trong thời kỳ này nguy cơ lây bệnh cho người khác chưa cao.

Thời kỳ sau: Thời kỳ này nguy cơ lây bệnh cho người khác thường rất cao, vì vậy hạn chế để trẻ mắc bệnh tiếp xúc với các trẻ nhỏ khác. Biểu hiện bệnh ở giai đoạn này là:

Trẻ bị sốt lên tới 38-39 độ C và sốt thường xuyên, có thể bị co giật.Trẻ thường ăn kém, mệt mỏi, ho khan; đau cổ họng, trẻ quấy khóc.

Trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi; một số trẻ có thể bị tiêu chảy.

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Theo các chuyên gia bác sĩ, thông thường mỗi người sẽ mắc bệnh sởi một lần trong đời. Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi sởi gây nên.

Bệnh sởi là bệnh có thể lây lan, những ca mắc bệnh do tiếp xúc với người bệnh chiếm số lượng rất lớn. Bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh nhân ho, hắt xì hay nói chuyện có thể bắn nước bọt chứa virus lây nhiễm cho người khác.

Cách điều trị bệnh sởi

  • Khi trẻ có dấu hiệu bệnh cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn. Trẻ sẽ được bác sĩ kê thuốc để giảm sốt, sau đó có hướng điều trị riêng tùy thuộc vào sức khỏe của bé và mức độ của bệnh.
  • Giữ vệ sinh tốt cho bé trong quá trình trong và sau khi điều trị, áp dụng các mẹo trị sởi.
  • Không cho trẻ ăn những đồ ăn có thể làm cho bệnh nặng hơn. Theo các bác sĩ, khi bị sởi nên kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều protein hoặc các gia vị cay,…
  • Tránh cho trẻ ra gió, dùng nước ấm lau nhanh nhẹ nhàng cơ thể bé.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng: trẻ bị sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, bởi khi bị sởi mắt bé thường đau nhức và ra rất nhiều gỉ mắt.
  • Sau khi trẻ khỏe lại, cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ, cho trẻ ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa, không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt trong thực đơn khi mới khỏi bệnh.
  • Việc điều trị bệnh sởi đúng cách sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Cách phòng bệnh sởi cho trẻ
Cách phòng bệnh sởi cho trẻ

Cách phòng bệnh sởi cho trẻ

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng sức đề kháng, đặc biệt là các loại vitamin, hoa quả… Những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

  • Cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiêm phòng đúng lịch.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở của trẻ, đảm bảo vệ sinh cá nhân cho bé giúp bé luôn thoải mái, khỏe mạnh…
  • Chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với người bệnh phòng tránh lây nhiễm.

Sởi là bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có khả năng lây lan, khi trẻ mắc bệnh cha mẹ cần thường xuyên chú ý tới trẻ để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe của con.

NhungYtevietnam.edu

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới