Bệnh quai bị có thể ảnh hưởng đến 90% trẻ em độ tuổi vị thành niên

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo số liệu của Trung tâm Y tế Dự phòng Tp.HCM, 50% số trẻ em độ tuổi 5 – 9 có nguy cơ mắc bệnh quai bị, đặc biệt ở nhóm tuổi trên 14, con số này lên tới 90%.

tre-mac-benh-quai-bi
Trẻ mắc bệnh quai bị

Hơn 90% trẻ từ 14 tuổi bị bệnh quai bị

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Dự phòng Tp.HCM cho biết. Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh quai bị nhất ở trẻ em bao gồm:

  • 0% nhóm trẻ dưới 1 tuổi. Ở tuổi này, trẻ được bảo vệ bởi hệ miễn dịch thụ động do mẹ truyền qua nhau thai, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh những tháng đầu đời.
  • 50% nhóm trẻ 5 – 9 tuổi có nguy cơ bị quai bị.
  • 90% trẻ ở nhóm tuổi trên 14 cần cảnh giác trước những nguy cơ bị quai bị.

Đây là con số đáng báo động trước nguy cơ “quai bị hóa” trẻ ở độ tuổi vị thành niên, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ mà còn tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ sau này, đặc biệt các bé nam.

dau-hieu-benh-quai-bi-o-tre
Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh quai bị ở trẻ

Mối nguy hiểm của bệnh quai bị

Quai bị là bệnh thường gặp, thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng cấp tính. Siêu vi trùng Paramyxovirus là tác nhân chính gây ra căn bệnh lây truyền này.

Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất của quai bị bao gồm:

  • Sốt cao, người mệt mỏi, uể oải.
  • Tuyến nước bọt bị sưng một hoặc nhiều tuyến, gây cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống, nuốt nước bọt.
  • Các tuyến nước bọt thường bị ảnh hưởng gồm: Tuyến nước bọt mang tai, tuyến hàm trên hoặc tuyến dưới lưỡi.

Bệnh quai bị có thể lây qua các đường hô hấp thông thường như ho, hắt hơi, nước bọt. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài đến 6 ngày trước khi có các triệu chứng ra bên ngoài và thường kéo dài trong thời gian 2 tuần.

Khi bị lây truyền quai bị, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm màng não, mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn ở trẻ nam, viêm não, viêm tụy cấp và mở rộng ra một số cơ quan khác.

tiem-ngua-quai-bi-cho-tre-duoi-1-tuoi
Tiêm ngừa quai bị cho trẻ dưới 1 tuổi

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị quai bị?

Để phòng ngừa bệnh quai bị cho trẻ, cách hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Có 2 loại tiêm phòng quai bị bao gồm:

  • Tiêm Vắc xin phòng bệnh:

Mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh từ khi trẻ được 12 tháng trở lên. Các bác sĩ cho rằng, việc tiêm vắc xin có thể bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị quai bị trong thời gian dài hoặc cả đời.

  • Tiêm khẩn cấp

Trong trường hợp trẻ chưa tiêm vắc xin mà tiếp xúc với bệnh nhân quai bị, cần nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc xin khẩn cấp để ngăn ngừa lây truyền bệnh quai bị. Vắc xin khẩn cấp chỉ có tác dụng khi được tiêm không quá 72h sau khi có nguy cơ lây bệnh.

  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, cân bằng dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Khi có các dấu hiệu bệnh quai bị, cần thực hiện cách ly với người khác cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Sử dụng khẩu trang hoạt tính thường xuyên để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân lây truyền bệnh quai bị.

Bệnh quai bị sẽ không còn là nỗi ám ảnh với sức khỏe của trẻ nếu cha mẹ nắm vững kiến thức về bệnh, cũng như thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh các biến chứng về sau.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới