Cao đẳng điều dưỡng hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ tại nhà

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay bệnh đột quỵ đang có chiều hướng gia tăng và đang trẻ hoá đặc biệt bệnh thường hay xảy đến vào mùa đông chiếm khoáng 10-15% so với các kiểu thới tiết khác. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân nhập viện đều đã trong tình trạng nặng bởi vì người thân và cộng đồng chưa có đủ những kiến thức sơ cứu bệnh đột quỵ đúng cách dẫn đến nhập viện muộn dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh.

Cao đẳng điều dưỡng hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ tại nhà

Cao đẳng điều dưỡng hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ tại nhà

Theo Thạc sĩ Trần Hoài Lâm – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết đột quỵ là căn bệnh thông thường nếu như biết cách sơ cứu tuy nhiên ngược lại bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh nếu như không kịp thời sơ cứu hoặc sẽ gây nên những biến chứng suốt đời.

Việc nhận biết các dấu hiệu để phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh rủi ro là hết sức quan trọng. Trong đó theo Thạc sĩ Trần Hoài Lâm bạn cần đặc biệt chú ý 3 dấu hiệu của bệnh như sau.

  • Người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì chân tay, mất ý thức và mất thăng bằng, đầu đau dữ dội.
  • Người bệnh đột ngột nói khó hoặc không nói được, méo mồm
  • Đột ngột mấy hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

Nếu thấy hoặc người bệnh cho thấy 3 biểu hiện trên thì 90% là dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Điều cần làm để sơ cứu là gọi 115 càng nhanh càng tốt, đặt bệnh nhân nằm cao đầu khoảng 30-45 độ mặc quần áo thoáng. Nếu bệnh nhân ngừng đập tim cần cấp cứu tim tuần hoàn và kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.

  • Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên để tránh đờm chạy vào mũi và phổi làm tắc ống khí quản.
  • Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dung đũa bọc rẻ đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
  • Đặc biệt trong lúc chờ lực lượng y tế đến trợ giúp thí tuyệt đối không được cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì vì có nguy cơ cao đẫn đến bị sặc và gây nghẹt đường thở. Tuyệt đối nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong việc sơ cứu bệnh nhân trong khi chờ lực lượng y tế đến.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ

Nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ

Nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ

Theo Thạc sĩ Trần Hoài Lâm nguyên nhân dẫn đến đột quy có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng những nguyên nhân cao như thuốc lá, hạn chế rượu bia. Đặc biệt, những người béo phì, cao huyết áp, tiểu đường cần phải lưu ý chỉ số cân nặng, huyết áp… thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp, khám sức khỏe định kỳ.

Khi ra ngoài trời lạnh, để tránh huyết áp tăng đột ngột cần giữ ấm cơ thể. Hàng ngày phải theo dõi sát huyết áp, nếu không được điều trị sẽ gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột tử.

Ngoài ra cần thay đổi lối sống, tránh mất ngủ, stress. Duy trì chế độ dinh dưỡng ít béo, đường, tránh thức ăn nhiều muối, ăn nhiều rau, củ, trái cây, vận động thường xuyên 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần/tuần).

Việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ là vô cùng quan trọng và giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tử vong hoặc những biến chứng nguy hểm đối với cơ thể. Chính vì vậy nếu như mọi người trong gia đình có những kiến thức sơ cứu căn bản là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay một số bạn trẻ mặc dù đang theo học những chuyên ngành khác nhưng vẫn đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để có những kiến thức trong lĩnh vực Y dược cần thiết để chăm sóc gia đình và cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân hiện nay.

Đào tạo điều dưỡng viên chuyên nghiệp

Đào tạo điều dưỡng viên chuyên nghiệp

Nếu như bạn có niềm đam mê với ngành Y dược thì hãy nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển Cao đẳng điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại địa chỉ: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại liên hệ: 0926.895.895 – 0466.895.895.

Nguồn: Y tế Việt Nam

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới