Cập nhật mới nhất về ca phẫu thuật song sinh dính liền tại BV Nhi đồng Thành phố

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Với sự tiếp sức, chung tay của gần 100 y bác sĩ, hiện nay cặp song sinh dính liền đang được tách rời và chuyển phòng phẫu thuật dưới sự cầu chúc của rất nhiều độc giả trên cả nước.

Cập nhật mới nhất về ca phẫu thuật song sinh dính liền tại BV Nhi đồng Thành phố

Cập nhật mới nhất về ca phẫu thuật song sinh dính liền tại BV Nhi đồng Thành phố

Theo tin tức y tế mới nhất tổng hợp, sau 8 tiếng phẫu thuật liên tục, các bác sĩ đã tách rời cặp song sinh dính liền nhau, 2 bé được chuyển sang băng ca chuẩn bị chuyển phòng phẫu thuật.

14h07: Các bác sĩ hoàn thành tách rời hoàn toàn 2 bé. Mỗi bé được đưa ra bàn mổ riêng, chuẩn bị các công đoạn chỉnh hình khung chậu, kéo vạt da che các cơ quan của bé. Sinh hiệu của 2 bé ổn định, mọi thông số theo dõi đều tốt. Sau khi tách rời thành công, các bé sẽ chuyển sang giai đoạn chỉnh, tạo hình các cơ quan.

Dự kiến, nhóm ngoại niệu sẽ tiếp tục phẫu thuật phục hồi hệ tiết niệu sinh dục, ngoại tổng hợp hẫu thuật phục hồi hệ tiêu hoá, nhóm phẫu thuật tạo hình chỉnh hình phục hồi tầng sinh môn, khung chậu cho 2 bé. “Hiện ca phẫu thuật vẫng đang trong tầm kiểm soát, sinh hiệu của hai bé đang duy trì ổn định trong thời điểm này. Đang có từ 20-30 bác sĩ, nhân viên y tế trong phòng mổ chính”, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết. “Thời điểm tách thành công, tôi không thể nói nên lời”, BS Trần Thanh Trí, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ.

12h40: Nhóm phẫu thuật viên chỉnh hình tách xương chậu của 2 bé. Màng xương dính nhau rất cứng, khó khăn trong việc cắt rời. Tuy nhiên mọi việc vẫn tiếp tục diễn tiến tốt. Hai bé chảy máu ít, mỗi bé được truyền 1 đơn vị máu.

10h41, nhóm phẫu thuật viên ngoại niệu tách bàng quang tử cung, âm đạo niệu quản. Không gặp khó khăn trong việc tách dính và phân chia các cơ quan. Các mốc giải phẫu được xác định giống như các hình ảnh chẩn đoán trước khi mổ.

9h50: TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trưởng ê-kíp mổ rạch da đường đầu tiên bắt đầu cuộc mổ. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp song sinh dính nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời theo kiểu ischiopagus tetrapus (quadripus) cực kỳ hiếm gặp. Theo đánh giá của các y bác sĩ, tỉ lệ cứu sống hai bé là 74%.

8h30: Đường mổ được xác định trên cơ thể hai bé.

Theo dự đoán của các bác sĩ, do 2 bé dính nhau phức tạp ở vùng bụng chậu nên dự kiến mỗi bé sẽ mất khoảng 250-500ml máu và các thành phẩm máu. Bệnh viện đăng ký 16 đơn vị hồng cầu lắng, 12 đơn vị huyết tương đông lạnh và 12 đơn vị tiểu cầu.

5h30: Hai bé song sinh dính liền Trúc Nhi – Diệu Nhi đã được chuyển vào phòng mổ. Ca đại phẫu có sự tham gia của ê-kip khoảng 93 người gồm hơn 60 y bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM phối hợp hội chẩn nhiều lần cùng với gần 30 chuyên gia từ các bệnh viện và trung tâm lớn trên cả nước. Cuộc đại phẫu thuật còn có GS.BS Trần Đông A, nguyên là Trưởng kíp mổ tách dính cặp song sinh Việt – Đức gần 30 năm trước.

Chia sẻ của bác sĩ mổ tách cặp song sinh Việt-Đức 32 năm trước

Chia sẻ của bác sĩ mổ tách cặp song sinh Việt-Đức 32 năm trước

Trong số các bác sĩ, có một vị bác sĩ già lặng thầm chăm chú theo dõi từng thao tác của các y bác sĩ trong phòng mổ. Ông chính là GS-BS Trần Đông A, chuyên gia cao cấp, cố vấn chuyên môn BV Nhi đồng 2, được mời làm trưởng ban tham vấn của ca phẫu thuật. Ông cũng từng là người chủ trì ca mổ tách song sinh Việt-Đức đi vào lịch sử y học Việt Nam năm 1988.

Như một sự trùng hợp, hôm nay người học trò ưu tú của ông là TS-BS Trương Quang Định, Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố là trưởng kíp mổ tách dính hai bé song sinh dính nhau vùng bụng chậu phức tạp. Nhớ lại ca mổ xảy ra cách đây 32 năm, GS Trần Đông A cho rằng trình độ y khoa của thế giới cũng như Việt Nam khi ấy và ngày nay hoàn toàn khác nhau. Hai cặp song sinh có đặc điểm giống nhau duy nhất là cùng dính nhau, có điều cặp Việt-Đức dính nhau ở phần đầu. Việt-Đức chỉ có 3 chân, trong đó Việt đã bại não.

“Trong lịch sử, chưa ai từng tiến hành ca mổ tách dính cặp song sinh, trong đó có một ca bị bại não mười mấy tiếng đồng hồ. Dính nhau như Việt-Đức trên thế giới chỉ có 6 cặp nhưng không có bé nào bị bại não” – GS Trần Đông A nhớ lại thời khắc quyết định ca mổ lịch sử trong hoàn cảnh đất nước bị cấm vận cực kỳ khó khăn, phương tiện thiết bị y học còn thiếu thốn. Ngoài ra, ca mổ Việt-Đức còn gặp trở ngại khi hai bé đã 8 tuổi, phần sụn dính nhau đã biến thành xương, nếu tách sẽ mất máu rất nhiều. Do đó, thuận lợi của hai bé song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi là chỉ mới 12 tháng, phần sụn còn trong giai đoạn phát triển, phù hợp mổ theo khuyến cáo của y văn.

Theo GS Đông A, hai bé song sinh dính nhau vùng bụng chậu thuộc loại hiếm, chỉ xảy ra ở 6% dân số thế giới. Mặc dù Việt Nam từng có kinh nghiệm mổ một số ca dính liền, đặc biệt là cặp song sinh Việt-Đức phức tạp, trang thiết bị hiện được đầu tư đầy đủ và hiện đại nhưng các y bác sĩ trước khi bước vào ca phẫu thuật này không được phép chủ quan.

“Y khoa không phải là môn khoa học lúc nào cũng chính xác, chúng ta chỉ tiếp cận với sự chính xác nên chúng tôi đã thảo luận rất kỹ khi có bất trắc phải làm gì để cứu hai bé. Tôi luôn nhắc anh em chuyện bất ngờ luôn có thể xảy đối với dạng dính nhau loại này nên phải bàn thảo các biến chứng bất ngờ xảy ra. Dù là bây giờ phương tiện chẩn đoán của mình hiện đại và chi tiết rất nhiều…” – GS Đông A nhấn mạnh.

Ca phẫu thuật song sinh dính liền tại TP HCM đang nhận được sự quan tâm theo dõi của nhiều độc giả trên cả nước. Các sinh viên theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong quá trình thực tập sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất về ca phẫu thuật này.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới