Chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Thủy đậu (trái rạ) là bệnh do virus gây ra khá thường gặp và dễ lây lan. Đa số chỉ bị thủy đậu một lần trong đời vì sau khi nhiễm bệnh lần đầu, cơ thể tự sản xuất kháng thể chống lại virus và kháng thể này có tác dụng suốt đời.

Chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Chuyên mục “thầy thuốc tư vấn’’ của trường cao đẳng Y-Dược Pasteur sẽ cung cấp cho bạn đọc một số biện pháp chăm sóc khi bị bệnh thủy đậu.

Thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu (trái rạ) là bệnh do virus gây ra, biểu hiện bằng nhiều nốt mụn rộp nước trên da và trong niêm mạc miệng, lưỡi

Thông thường mọi người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy nhiên vẫn có trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của thủy đậu (trái rạ)

Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 7-21 ngày sau khi nhiễm virus như: sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn.

Xuất hiện chấm đỏ trên da trong 2-3 ngày mẩn ngứa, từ đó hình thành những nốt rộp nước sau đó dần dần khô và đóng vảy từ 4-5 ngày. Số nốt rộp nước có thể từ vài nốt đến 500 nốt rộp. Bệnh có khả năng lây lan cao nhất trong 1-2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những nốt rộp.  Miệng, tai, mắt, da và niêm mạc cũng có thể xuất hiện nốt rộp nước. Các nốt ban rất đỏ, cảm giác nóng hoặc nhạy cảm; phát ban kèm theo chóng mặt, nhịp tim nhanh, khó thở, run rẩy, ho nặng, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39,4 độ C.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu (trái rạ)

Nguyên nhân gây bệnh là do virus varicella-zoster. Bệnh thủy đậu (trái rạ) có thể lây lan khi ở gần người mắc bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chỗ rộp da trên người mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hầu hết các trường hợp bệnh thủy đậu ở trẻ em, thủy đậu người lớn thường nặng và kéo dài lâu hơn.

Những yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu

Người chưa từng bị thủy đậu

Người không được tiêm phòng bệnh thủy đậu;

Người làm việc trường học, nhà trẻ hoặc sống chung với trẻ em.

Điều trị hiệu quả khi bị thủy đậu

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt khi bị sốt ( lưu ý không dùng aspirin cho bệnh nhân bị thủy đậu).

Dùng thuốc trị dị ứng,  bôi xanh methylen thể làm giảm ngứa và sát trùng, cho bệnh nhân uống nhiều nước và nghỉ ngơi, cách xa người khác cho tới khi các nốt rộp đóng vảy cứng.

Những người có nguy cơ nhiễm trùng cao và bị suy giảm hệ miễn dịch (ví dụ như người cấy ghép tủy hoặc bệnh bạch cầu) có thể dùng thêm thuốc kháng virus để giảm biến chứng.

Không chạm, gãi, bóc hoặc làm vỡ các nốt thủy đậu bởi mụn nước vỡ, các nốt thủy đậu có thể lây lan nhiều hơn, làm tổn thương da nghiêm trọng.

Không tiếp xúc với gió, nước bởi hệ miễn dịch lúc này đang suy yếu sẽ tạo điều kiện cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể.

Không ăn thực phẩm có vị tanh (thịt bò, thịt gà, hải sản, thịt mỡ…), trái cây có vị chua, đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa, cà phê và socola vì chúng có thể kích thích vết loét, làm chậm quá trình lành vết thương hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Đa phần thủy đậu chỉ mắc một lần trong đời nhưng khi bị nhiễm virus, tuy nhiên virus có khả năng ủ bệnh trong các sợi thần kinh và nếu sau này có yếu tố thuận lợi  sẽ bùng phát trở lại gây bệnh zona, bệnh thủy đậu có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não và để lại sẹo ( gây mất thẩm mỹ) nếu bị nhiễm trùng. Tiêm phòng  bằng vắc xin varicella-zoster có thể ngăn chặn bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đi khám nếu nhiệt độ cơ thể hơn 38 độ C kèm đau đầu hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới