Đại cương về bỏng – Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đại cương về bỏng mang đến cho bạn những kiến thức sơ đẳng nhất về tai nạn thường gặp này để biết cách đối phó với bỏng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tai nạn do bỏng
Tai nạn do bỏng

Đại cương về bỏng

Bỏng là tai nạn xảy ra khi cơ thể con người tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp vượt khỏi ngưỡng chịu đựng của da. Khiến các vùng da bị tổn thương, tùy vào từng mức độ bỏng mà các thương tổn ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc sâu vào mô da, ảnh hưởng đến lớp cơ và dây thần kinh. Theo thống kê, số bệnh nhân bị bỏng nặng hiện nay lên tới 20%, những trường hợp này nếu không điều trị tích cực có thể gây tử vong hoặc để tại di chứng nặng nề sau này. Dưới đây là đại cương về bỏng để bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này.

Các nguyên nhân gây bỏng

  • Bỏng do nhiệt: Bao gồm bỏng do nhiệt độ cao: bỏng nước sôi, bỏng xăng, bỏng dầu mỡ…Bỏng do nhiệt độ thấp (bỏng lạnh): bỏng đá lạnh, nito lạnh…
  • Bỏng do hóa chất: axit, acid, photpho…
  • Bỏng do điện: Điện cao thế, sét đánh…
  • Bỏng do phóng xạ, trị xạ.
Lửa là một trong những nguyên nhân bỏng ở trẻ em
Lửa là một trong những nguyên nhân bỏng ở trẻ em

Phân loại bỏng

Tùy thuộc vào thời gian bị bỏng, nguyên nhân gây bỏng và diễn biến lâm sàng của người bệnh bỏng để chia độ sâu của bỏng thành các mức độ bỏng khác nhau, trong đó có: bỏng nông, bỏng sâu, bỏng trung gian.

Bỏng nông: Bao gồm bỏng độ 1 và độ 2: Đây là bỏng ở mức độ nhẹ, nếu điều trị đúng cách và kịp thời sẽ không để lại sẹo.

Bỏng sâu: Là loại bỏng nặng và rất nặng, thương tổn do bỏng có thể phá hủy lớp tế bào da, ảnh hưởng sâu tới dây thần kinh và xương, gây mất cảm giác đau đớn. Các vùng da bị bỏng không thể lành mà phải tiến hành vá da. Bỏng độ 3 và độ 4 được xếp vào bỏng sâu.

Bỏng trung gian: Trong các bài giảng bỏng luôn nhắc tới mức độ bỏng nằm giữa giới hạn bỏng sâu và bỏng nông được gọi là bỏng trung gian. Bỏng trung gian có thể lan tới các phần của lớp tế bào đáy. Khi bị bỏng trung gian, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc điều trị. Bởi bỏng trung gian nếu điều trị tốt có thể tiến triển thành bỏng nông và lành vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách khiến tình trạng bệnh nặng hơn sẽ khiến bỏng trung gian thành bỏng sâu, rất khó khăn trong việc điều trị và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Vết thương bỏng
Vết thương bỏng

Cách chẩn đoán độ sâu của bỏng

Theo đại cương về bỏng, một số phương pháp  để chẩn đoán độ nông sâu của bỏng đơn giản như sau:

Dùng kim nhọn hoặc tăm bông để thử cảm giác vùng da bị bỏng. Nếu bị bỏng nông, vết bỏng sẽ đau. Bỏng trung bì: Vết thương đau giảm dần. Bỏng sâu: Không có cảm giác đau.

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán bỏng chính xác qua nghiệm pháp tuần hoàn vùng bỏng  bằng cách đặt vòng vải của dụng cụ đo HA lên vùng da bị tổn thương do bỏng. Sau đó bơm không khí 80 – 90 mmHg trong vòng 10p. Nếu xuất hiện màu tím dần là bỏng nâu, không thay đổi màu sắc là bỏng sâu do tắc mạch.

Trong trường hợp bỏng nông, bệnh nhân có thể thực hiện điều trị bỏng tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên trong các ca bỏng nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm của bỏng xảy ra, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Dưới đây là những kiến thức đại cương về bỏng giúp mỗi người trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết về bệnh để chủ động phòng ngừa và xử lý khi bị bỏng.

Hoàng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới