Đừng để ngành Y đơn độc một mình

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về các vấn nạn sự việc đang tồn tại trong ngành Y bởi vốn dĩ từ xa xưa ngành Y luôn được cả xã hội tôn trọng kính nể.

Theo nghề y để làm giàu có đúng không?

Người ngoài nhìn vào ai cũng nghĩ rằng những người theo ngành Y dễ kiếm tiền, làm giàu nhanh nhưng họ không hiểu rằng mục đích của những người theo nghề đó là chữa bệnh cứu người. Chỉ những ai ở trong ngành mới hiểu rằng theo ngành Y là bao nỗi đắng cay vất vả, mệt nhoài, công sức bỏ ra nhiều nhưng đồng lương nhận về không tương xứng.

Đừng để ngành Y đơn độc một mình

Bác sĩ Hiền Lương phụ trách giảng dạy Cao đẳng Y Dược văn bằng 2 chia sẻ: Trong lịch sử ngành Y chưa có ai trở thành tỉ phú, trong danh sách các tỉ phú trên thế giới không hề có nghề Bác sĩ. Nếu mục đích theo nghề chỉ để làm giàu thì không nên dấn thân vào nghề này, người có mục đích làm giàu nhanh chóng họ sẽ chọn con đường khác cho mình.

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường ngành Y ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng và tác động của nó. Nếu như những người thầy thuốc ngày xưa không cần quá lo lắng chuyện mưu sinh kiếm tiền bởi họ có cả sự chăm sóc của xã hội, nay họ phải cáng đáng tất cả. Đặc biệt khi mọi giá trị nhân văn bị đảo lộn, đồng tiền được lấy ra để làm thước đo nhân đạo người thầy thuốc cũng không thể giữ mãi nguyên tắc ngày xưa. Bác sĩ không chỉ cứu sống người bệnh họ cũng cần kiếm sống cho bản thân, cho gia đình mình. Tuy nhiên họ vẫn phải đặt nhiệm vụ cứu tính mạng con người lên hàng đầu chứ không thể tư lợi vì bản thân mình mà bỏ bê trách nhiệm. Còn bàn về vấn đề y đức cần đặt trong mối quan hệ giữa các vấn đề đạo đức y tế chứ không thể dựa vào việc cười nói, hành xử với bệnh nhân mà phán xét. Đứng trước tính mạng nguy cấp của bệnh nhân Bác sĩ không thể chỉ biết đến quyền lợi của mình.

Phải chăng Y đức đang xuống cấp?

Vấn đề Y đức có lẽ khiến cả xã hội bức xúc khi đã có những vụ việc không hay xảy ra trong ngành, có không ít người cho rằng nền kinh tế thị trường đã khiến cho Y đức tha hóa. Trên thực tế các tác động không nhỏ của sự chuyển đổi kinh tế khiến cả hệ thống đạo đức xã hội xuống cấp chứ không chỉ riêng ngành Y.

Chị Khánh Vân điều dưỡng viên tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: Đã có những vụ nhức nhối của ngành Y gây bàng hoàng cho dư luận khiến cho niềm tin của người bệnh mất dần vào Bác sĩ. Không thể phủ nhận một bộ phận cán bộ nhân viên Y tế đã bị lôi kéo, cuốn hút bởi đồng tiền và đặt lợi ích cá nhân lên trên nhưng không thể đánh giá cả một hệ thống y tế chỉ thông qua một số vụ việc nổi cộm.

Xã hội cũng cần quan tâm đến lợi ích của Bác sĩ

Dường như ngành nghề nào cũng có chế độ đãi ngộ nhưng với ngành Y xã hội cũng cần quan tâm đến quyền lợi của người thầy thuốc. Ở đây không chỉ là vấn đề của riêng ngành Y mà cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị xã hội. Giảng viên Thu Hà công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ quan điểm: hiện nay lương trả cho nhân viên ngành Y vẫn thấp hơn so với sự cống hiến đóng góp của họ. Không thể đánh đồng lương và thu nhập, bởi có rất nhiều Bác sĩ phải làm thêm, chạy xô ở bên ngoài để có thêm thu nhập cho mình. Ngay cả lương của Bác sĩ ở từng vùng miền sẽ có mức lương khác nhau, thử hỏi với mức lương không đủ sống có ai dám xung phong công tác ở các vùng miền núi vùng sâu, vùng xa?

Bởi vậy cần có sự vào cuộc của nhà nước, của xã hội để có chính sách, cải thiện và điều hòa mức lương của Bác sĩ, có như vậy mới giảm thiểu và chấm dứt vấn nạn nhức nhối của ngành Y hiện nay chứ không nên để ngành Y đơn độc một mình.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới